SỰ THẬT VỀ LÁ CỜ ĐỎ (Đặng Chí Hùng)

SỰ THẬT VỀ LÁ CỜ ĐỎ

Mặc dù tôi đã viết 2 bài “Những sự thật không thể chối bỏ ” phần 8 và phần 9 về nguồn gốc lá cờ vàng 3 sọc đỏ Dân tộc và lá cờ đỏ của cộng sản Việt Nam. Nhưng cho đến hôm nay vẫn còn rất, rất nhiều người Việt Nam còn lầm tưởng về lá cờ đỏ là lá cờ tổ quốc. Tôi muốn bổ sung thêm bằng bài viết ngắn này để những ai còn mù mờ về lá cờ nào cho tổ quốc được rõ. Những dữ liệu này tôi đã tổng hợp lại được sau một thời gian nghiên cứu, tìm tài liệu vào cuối năm 2012- trước khi bị tù tại Thái theo lệnh truy nã của đảng CSVN – sau khi Những sự thật cần phải biết đã in xong.

Nếu để nói là một lá cờ Dân tộc thì nó phải có xuất xứ, nguồn gốc lâu đời. Nhưng lá cờ đỏ sao vàng thì lại chỉ có sau này khoảng năm 1940 trở lại đây. Đặc biệt, nó cũng mù mờ về xuất xứ. Có thể tóm tắt lại rằng lá cờ đỏ sao vàng hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 80 năm qua nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác. Năm 1976, nhà văn Sơn Tùng cho biết, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là “ông Hai Bắc Kỳ” – Nguyễn Hữu Tiến là người quê ở Duy Tiên – Hà Nam. Ông cũng ghi nhận hoàn cảnh ra đời của lá cờ là khoảng cuối năm 1940, phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng. Một đảng viên Cộng sản là Nguyễn Hữu Tiến, được giao nhiệm vụ thể hiện và mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai,Nguyễn Văn Cừ… đồng ý sau đó.

Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu của đảng CSVN ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.

Sau đó, đảng CSVN gần đây lại đưa ra giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả lá cờ này trong thời gian gần đây và cho là ông Lê Quang Sô mới là tác giả và do Tỉnh ủy Đảng CSVN tại Mỹ Tho đề nghị đầu tiên. Tuy nhiên, tất cả đều không phải như vậy vì:

Thứ nhất, trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Tác giả Trung Cộng) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” in bởi nhà xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn ở trang 130 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó tạm dịch như sau: “Giữa Trung Hoa và Việt Nam còn có tình thân đó chính là biểu hiện của lá cờ. Lá cờ sao vàng thể hiện tình đồng chí mà Mao chủ tịch hằng gửi gắm…”. Tại sao lại có lá cờ do Mao gửi gắm ? Vậy thì cờ đỏ sao vàng có phải là cờ tổ quốc không ?

Thứ hai, cuốn sách “Đường dài xã hội chủ nghĩa” là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep… được viết bởi N. Badasov – một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên Xô ở trang 237 có viết: “Sau khi giành chính quyền, dường như Việt Minh thể hiện sự thân thiện với người Trung Quốc hơn. Điều này minh chứng ngay ở việc lấy lá cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ…”. Đọc đến đây, chúng ta đã thấy phía Liên Xô quá hiểu về lá cờ “tổ quốc” của đảng CSVN.

Thứ ba, tài liệu của đảng Lao Động Việt Nam (Tên cũ của đảng CSVN) số SL-148/BBT được ban bố ngày 20/05/1952 đã khẳng định như sau: “Việc đề nghị thay đổi lá cờ là không cần thiết trong lúc tình hình đất nước còn nhiều khó khăn. Nhân dân Việt Nam đang cần sự động viên, giúp đỡ, viện trợ từ Trung Hoa anh em. Ban Chấp Hành đảng bộ đảng Lao Động Việt Nam quyết định giữ nguyên lá cờ đỏ sao vàng làm màu cờ tổ quốc để tránh những hiểu lầm của các đồng chí láng giềng Trung Hoa”. (Điều 2- SL 148/BBT – Tuyển tập cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam – Hà Nội 1982). Tại sao đổi cờ lại sợ mất tình “đoàn kết” với Tàu cộng ? Chắc không ai nói thì cũng tự hiểu điều này.

Có thể kết luận lại rằng lá cờ đỏ của CSVN không phải là cờ tổ quốc vì:

– Bản thân đảng CSVN làm ra nó mà lại không có tác giả rõ ràng, chỉ mù mờ như Hồ Chí Minh biện luận kiểu mê tín”Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Điều đó chứng tỏ lá cờ đỏ không có xuất xứ từ Việt nam, do người Việt làm ra.

– Lá cờ đó đã được mang nguyên vẹn mẫu từ Phúc Kiến mang về thông qua hình dáng, màu sắc.

– Lá cờ đó đã được phía Liên Xô và Tàu cộng công nhận là Hồ làm theo Mao qua tài liệu trích dẫn.

– Lá cờ đỏ cũng đã được đảng CSVN sử dụng vì muốn chiều lòng Tàu cộng. Nếu không phải lá cờ Tàu thì sao phải chiều lòng Tàu mà sử dụng ?

– Lá cờ đỏ chỉ có xuất xứ từ năm 1940 thì không thể là lá cờ mang hồn dân tộc với hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Tóm lại: Chỉ có duy nhất lá cờ Vàng của dân tộc mới là lá cờ của người Việt, do người Việt dựng lên, trải qua quá trình lịch sử hơn 4000 năm và đặc biệt lá cờ Vàng không phải sợ ai “Không vừa lòng” như cách đảng CSVN sợ Tàu cộng.

Tôi chỉ tóm tắt và bổ sung những điều này cho ai không hiểu về cờ đỏ – cờ vàng hiểu hơn mà thôi. Mong một ngày quê hương của chúng ta hết bóng cờ đỏ nô lệ và độc tài, mong lắm có ngày rợp bóng cờ Vàng dân tộc.

Đặng Chí Hùng
07/07/2017

This entry was posted in * Đặng Chí Hùng, Bình-luận - Quan-điểm. Bookmark the permalink.

Ý kiến - Trả lời