VIẾT VỚI TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
Mở đầu trang nhật ký, con viết cho cụ. Con nghĩ rằng cụ chưa chết, chưa thể chết được.
Cụ có biết con buồn khổ suốt tuần lễ không ? Dinh Gia Long bây giờ đối với con xa lạ rồi. Cụ đã ra đi không bao giờ trở lại. Những ngày sống bên cụ, phục vụ… không quên được.
Con sẽ ghi lại về cụ, người con hằng quí mến suốt đời.
Đỗ Thọ
Saigon, 3-11-1963
Lê Thy đánh máy từ sách do TM gởi tặng:
MỤC LỤC
1-RA ĐI
2- NGẪU NHIÊN TRỞ THÀNH SĨ QUAN TÙY VIÊN
4- DINH GIA LONG THU THẬP TIN ĐẢO CHÁNH
5-GIỮA THÁNG 8-1963 TỔNG THỐNG DIỆM DỰ ĐỊNH TỪ CHỨC
6- CÁ TÍNH CỦA TỔNG THỐNG DIỆM
7- TỔNG THỐNG DIỆM VỚI BÀ NGÔ ĐÌNH NHU
8- TỔNG THỐNG DIỆM VỚI ĐỨC CHA THỤC CÙNG CẬU ẤM CẨN
9- ĐỨA EM ÚT
11- ĐỒNG HƯƠNG
13- TÌNH VÀ HIẾU
14- GIỜ ĐỊNH MỆNH
15- LÁNH NẠN
16- CHIẾC CẶP DA
–> Chương 1
Đọc bài này tôi thấy dường như tác giả đang che dấu điều gì? Xe chạy từ nhà thờ cha Tam khoản 7 giờ, đến cổng xe lửa (nơi tổng thống bị giết) là 8 giờ 15.
LikeLike
Theo tác giả: “Tổng thống Diệm ra lệnh cho tôi lấy điện thoại nhà xứ gọi về Tổng Tham Mưu và cố gắng gặp cho được tướng Trần Thiện Khiêm.
Tôi cầm điện thoại gọi ngay về Tổng Tham Mưu. Bên kia đầu đây xưng danh đại tá Đỗ Mậu. Tôi nói ngay “Thọ đây, thưa chú “. Đại tá Đỗ Mậu hỏi “Chú mày ở đâu đó, ông Cụ đi đâu rồi “. Tôi đáp lại : “Tổng thống muốn nói chuyện với Tướng lãnh” Đại tá Đỗ Mậu trả lời ” Các Tướng chưa ai đến, chỉ có tướng Khiêm thường trực ở đây, chú mày muốn nói gì thì nói “.
Tôi đợi trong nháy mắt thì nghe tiếng của tướng Trần Thiện Khiêm.. Tôi trình bày ngay là tôi được lệnh Tổng thống liên lạc với HĐTL và hiện Tổng thống đang ở tại nhà thờ Cha Tam Chợ lớn. Hội đồng Tướng lãnh cử đại diện đem xe rước Tổng thống về Tổng Tham Mưu.
Tướng Trần Thiện Khiêm đáp:
– Được rồi “qua” sẽ trình lên Trung tướng Chủ tịch. Nói với Tổng thống yên tâm sẽ có Tướng lãnh xuống.”
Theo hồi ký của Đại Tá Phạm bá Hoa “Khoảng 5 giờ sáng ngày 02/11/1963, điện thoại reo trong khi tôi đang bận cuộc đàm thoại khác nên Thiếu Tướng Khiêm nhấc ống nói sau mấy lượt chuông reo, và qua cuộc nói chuyện ngắn của Thiếu Tướng Khiêm với các vị có mặt, tôi biết đầu giây bên kia là người thân cận của Tổng Thống, nhưng chưa nghe nội dung. Ngay tức thì, các vị gọi nhau vào họp thật nhanh, tiếc là tôi ngồi phòng ngoài nên chỉ nghe lõm bõm mà thôi dù rằng cửa ngăn giữa phòng tôi với phòng Thiếu Tướng Khiêm mở thường xuyên từ lúc 1 giờ trưa hôm qua.”
Phải chăng tác giả muốn che dấu điều gì, ai đã trả lời Điện Thoại? “Đại tá Đỗ Mậu trả lời ” Các Tướng chưa ai đến, chỉ có tướng Khiêm thường trực ở đây, chú mày muốn nói gì thì nói “.”
LikeLike
Tác giả viết là: “Ám ảnh trong tâm trí những điều không may đó từ lúc tôi lên xe GMC đến khi vào đến TTM, tuy nhiên đối với HĐTL tôi nghĩ rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ an toàn. Dù Tướng lãnh lật đổ Tổng thống để xóa tan một chế độ nhưng các vị này phần nhiều đều chịu ơn Tổng thống. Và đã từng được Tổng thống coi như “con cái trong nhà” thì không có lý gì để “đặt tờ khai tử” vào sổ bộ chấm dứt cưộc đời ông.”.
Tác giả đi theo đoàn xe mà không nghe những tiếng súng đã bắn Tổng Thống hay sao. Còn thêm một chi tiếc nửa là đoàn xe đậu lại tại nha cảnh sát quốc gia ở đường Trần Hưng Đạo mà tác giả không biết hay sao. Một nửa sự thật không phải là sự thật. Tại sao phải che dấu một chi tiếc nhiều người muốn biết là ai đã giết tổng thống và giết lúc nào. Tại sao tổng thống bị còng tay và còng lúc nào?
LikeLike
Đại úy Đỗ Thọ đã bị quân đảo chánh tống lên một chiếc GMC và đưa đi nơi khác, trong khi đó chiếc xe M113 chở Tổng thống Diệm và ông Ngô đình Nhu chạy đi một hướng khác. Như thế làm sao Đại úy Thọ biết được những gì sau lúc đó mà ông bảo là dấu giếm ???
LikeLike
Dựa vào đâu bạn nói: “Đại úy Đỗ Thọ đã bị quân đảo chánh tống lên một chiếc GMC và đưa đi nơi khác, trong khi đó chiếc xe M113 chở Tổng thống Diệm và ông Ngô đình Nhu chạy đi một hướng khác.”
LikeLike
Phải nghĩ rằng : Ông Dương văn Minh là người gián tiếp đã giết Tổng Thống và trực tiếp nền đệ nhất Cộng Hoà – Đỗ Thọ , Nguyễn văn Nhung … là những râu ria vặt vãnh chỉ làm cảnh ,
LikeLike