CHUYỆN LÀNG TÔI (Quỳnh Hương)

Chuyện làng tôi

Cây đa đầu làng
(hình minh hoạ)

“Cải cách ruộng đất, cộng sản đã cho giết chết rất nhiều người . Chúng đã ép buộc cho con tố cha, vợ tố chồng, gây thù ghét lẫn nhau làm đảo lộn xã hội . Khốn nạn nhất là giết cả người ơn, cưu mang cán bộ cao cấp cộng sản, là bà Cát Hanh Long…”

Con người sinh ra, mỗi người có một quê hương của mình. Có người sinh từ một đại lộ thênh thang của một thành phố lớn. Có người sinh trong một con hẻm của thị trấn nghèo nàn. Bản thân tôi, cũng như 90% dân trong nưóc thời xa xưa, sanh trong một làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.

Làng tôi không giầu, nhưng tương đối khá hơn các làng mạc quanh vùng. Có thể một phần nhờ địa thế vì làng nằm cạnh con sông lớn, có một bến đậu cho tàu thuỷ xuôi ngược bắc nam. Ngoài ra, làng lại nằm cạnh tỉnh lộ đi huyện lỵ và tỉnh lỵ.

Cũng giống như làng của Canh Thân, làng có cây đa “cao ngất từng xanh”, và có con sông, nhưng nó không” xuôi về nam”, mà chảy xuôi về hướng đông bắc.

Tôi còn nhớ mấy câu thơ của chú họ tôi:

Huyện Quỳnh Côi mở mang từ trước
Vốn xưa kia quy thuộc tỉnh Nam(Định)
Từ năm Thành Thái nhị niên (1)
Mới chia huyện hạt về bên Thái Bình.
Hỏi cương giới rành rành một mực
Đông, Đông Quan, Phụ Dực tỉnh nhà
Nam thời Tiên Hưng, Duyên Hà
Phía tây Thanh Miện thuộc về Hải Dương
Phiá bắc thì giáp Ninh Giang….

Con sông chảy xuôi về Ninh Giang là về hướng đông bắc. Và Quỳnh Côi giờ đổi là Quỳnh Phụ vì nhập hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực.

Hồi còn nhỏ, tôi được một ông chú họ, con cụ nghè Đồng Kênh dạy vỡ lòng tiếng Việt và dậy chữ Hán hơn 2 năm. Sau bố mẹ tôi xin cho tôi vào học trường sơ cấp trong làng.

Ngày đó tiểu học còn học 6 năm vì có 2 lớp nhì, là lớp nhì năm thứ nhất (cours moyen un) và lớp nhì năm thứ 2 ( cours moyen deux)

Vào thập niên 1930, cũng như những gia đình nông dân Hoa Kỳ khác, gia đình ông Keisaburo đã dùng nông cụ cơ giới cho việc canh tác.

Học hết lớp 3, lúc đó gọi là Elémentaire, phải thi đậu bằng Sơ học yếu lược mới đuợc lên lớp nhì năm thứ nhất.

Cả một tổng của tôi chỉ có một trường sơ cấp này. Và cả một huyện chỉ có một trường tiểu học ở huyện lỵ.

Khi lên lớp Préparatoire, là lớp 2 bây giờ, thày giáo cho học bài LE VILLAGE NATAL EST LE PLUS BEAU ( Quê hương đẹp hơn cả), tôi chằng thấy quê hương đẹp chút nào. Và cả những năm sau này, lúc đó tuy tôi không sống trong làng nữa, nhưng đã lớn khôn, thì kỳ niệm về làng chỉ còn lại là sự hãi hùng, qua cái mà Việt cộng gọi là “cải cách ruộng đất”.

Vì đã được chứng kiến một cuộc “đấu tố” ở Hải Dương, và nghe nhiều về sự dã man tàn bạo của công sản Việt Nam trong kế hoạch cướp đất, cướp ruộng, cưóp taì sản , giết người, nó đem theo trong trí tôi nỗi kinh hoàng . Những năm sau này , thoát ly được đến bến tự do miền nam, nằm nghĩ lại vẫn còn kinh sợ.

Phim Chúng Tôi Muốn Sống mà Lê Quỳnh đóng vai chính ra đời lúc đó, phản ảnh được phần nào sự dã man của Việt cộng trong cải cách ruộng đất. (2)

Xin được mượn câu sưu tầm của ông Nguyễn Ngọc Phách đăng trên Danchimviet:

“Sửa sai rồi lại sửa sai
Sửa thì cứ sửa, sai thì cứ sai”

Cải cách ruộng đất, cộng sản đã cho giết chết rất nhiều người . Chúng đã ép buộc cho con tố cha, vợ tố chồng, gây thù ghét lẫn nhau làm đảo lộn xã hội . Khốn nạn nhất là giết cả người ơn, cưu mang cán bộ cao cấp cộng sản, là bà Cát Hanh Long. Bà này đã nuôi cán bộ, bộ đội, và có con làm trung đoàn truởng Việt cộng, vậy mà cũng đem giết. Dân đồn đại là có nửa triệu người bị giết. Nhưng sách vở của cộng sản thì ghi là 172.007 người. Dân oán hận nên đặt vè nguyền rủa chế độ. Sửa sai chỉ là một màn bịp.

Những thăng trầm của quê tôi cũng tương tự như những thăng trầm ở rất nhiều nơi khác. Nó biến đổi nhanh và tàn bạo hơn bình thuờng. Không chỉ một chuyện giết người cướp đất, cuớp của, mà nó còn bị mất đi những tôn miếu , đình chùa. Nó đảo lộn cả một nếp sống văn hoá lâu đời của xã hội Việt Nam. Và, nằm trong sách lược của Hồ chí Minh là xoá bỏ tôn giáo , nên ngôi chùa trong làng cũng bị phá huỷ.

Làng tôi bị phá sạch đình, chùa, Văn chỉ, và tất cả các nhà ngói đều bị phá hết. Phải chăng làng tôi có họ tôi là lớn nhất, khoảng trên dưới 80% dân thôn là người trong họ tôi. Mà đa số người trong họ lại làm ăn khấm khá, biết soay sở ; ngoài miếng ruộng còn biết buôn bán kiếm thêm. Không những thế, trình độ học vấn , thời gian đó, hơn hẳn những họ khác. Điều này nảy sinh đố kỵ, laị bị vừa xuí giục vừa ép buộc bởi cán bộ cộng sản, mà chủ trương là từ họ Hồ. Nhân dịp này họ phá tan nát: giết người , cướp của, phá nhà, đày ải những người còn sống. Gẫm ra , ông khùng Marx phịa ra cái lý thuyết “Tư bản giãy chết” , rồi Hồ, vua bịp, đem áp dụng vào Việt Nam . Bây giờ, tư bản không chết mà lại sống nhăn răng ở Việt Nam. Một đất nước mà bọn chóp bu cộng sản luôn liếm mép tuyên truyền lừa gạt dân về thiên đường xã hội chủ nghĩa tốt đẹp (!). Thực ra, bọn đệ tử Marx “giẫy chết”, nếu không kịp học mót. “kinh tế thị trưòng” . Nhưng bọn chúng lại bịp dân, phịạ ra “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Từ ngữ ‘vua bịp’ được đặt cho họ Hồ thì không sai.

Ngày họ Hồ còn sống và nhất là thời kỳ Duẩn cai tri, sự phân biệt giai cấp thống trị và giai cấp bình dân quá rõ ràng. Dân Hà Nội phẫn uất đặt vè mai mỉa, chửi khéo chế độ, vì chế độ tem phiếu phân chia loại chợ cho cán bộ cao cấp, trung cấp, rồi đến cán bộ nhàng nhàng, và cuối cùng là đến “nhân dân anh hùng” (!)

Tràng Tiền là chợ vua quan
Vân Hồ là chợ gian tham nịnh thần
Cán bộ thì chợ Đồng Xuân
Bờ hồ là chợ của « nhân dân Việt Nam anh hùng »

Vì là vè truyền khẩu nên có người đọc là :

Tôn Đản là chợ vua quan
Vân Hồ là chơ trung gian nịnh thần
Bắc Qua là chợ nhân dân
Hàng Bè là chợ công nhân anh hùng.

Nói đến chuyện làng, có trường hợp tôi không thể nào quên.

Đó là chuyện gia đình người cháu họ. Hắn tham gia Việt minh từ hồi bí mật, thường chứa cán bộ Vịêt cộng trong nhà, khi thì hội họp , khi thì huấn luyện. Sau hắn đi bộ đội rồi bị bệnh và được xuật ngũ. Vì có chân trong đảng cộng sản nên hắn được cho làm huyện đội trưởng dân quân. Hắn bị bắt ngay trong thời gian đầu của cuộc đấu tố xẩy ra. Bọn chúng gán ghép cho hắn đủ thứ tội. Nào là theo Việt Nam Quốc dân đảng, nào là địa chủ, cường hào ác bá , bóc lột…..Bọn đầu trâu mặt ngựa này đem bắn hắn ở một làng bên cạnh. Trong đêm bắn hắn, bọn chúng bắt thằng con trai hắn mới 10 tuổi cùng đứa em gái 5 tuổi phải đi chứng kiến cảnh cha bị bắn chết. Tôi được nghe từ người chú ruột của cháu là, khi cháu lớn khôn , làm ăn khá giả, hắn vào Nam thăm chú và kể rằng: “ Bố cháu trước khi bị bọn nó bắn chỉ nói được với 2 anh em cháu một câu : bố chỉ thương cho ba anh em con.” Thằng cháu này còn 1 em gái. Nhưng lúc đó mới chưa tròn năm, nên bọn man rợ không bắt đi để chứng kiến cảnh bố bị bắn chết.

Mẹ nó tự tử chết theo chồng .Dì hai nó thì bị đánh chết và liệng xuống ao. Những ngày tháng sau đó nó phải đi mò cua bắt ốc để kiếm ăn. Nó kể thêm rằng có một lần 2 anh em bắt được mấy con cá nhỏ, khi về gặp một tên khốn nạn hạch hỏi : ” Ai cho chúng mày bắt cá của nhân dân.?” Rồi tên này giật cái mủng cá đem đổ xuống ao.

Năm 1958, Hồ, nước mắt cá sấu, xin lỗi dân sau khi đã giết khoảng nửa triệu người, hắn đã bồi thường cho 3 đứa trẻ mồ côi này 1 tạ thóc. Giá thóc thời nay, 2007, tại quê tôi là 300.000VNĐ một tạ, tương đương 18USD. Đối với tên Cáo xảo quyệt, giá trị mạng sống của cháu họ tôi chỉ đáng giá 1 tạ thóc ( !).

Trong làng tôi còn chết thêm 2 người khác nữa, cũng là vai anh họ tôi. Hai ngưòi cũng bị qui là điạ chủ, dù một người chỉ có chưa được một mẫu ta ruộng và một người được hơn một mẫu. Mà mẫu ta là 3.600 mét vuông. So với mẫu tây (hectare) chỉ bằng 1 phần 3. Hai người đều đã bị đấu tố khảo của, chưa bị bắn. Nhưng cả hai đều vừa sợ , vừa không chịu nổi nỗi nhục, nên đã tự tử. Một người tự tử ở sông mất xác.

Chuyện đấu tố ở làng tôi xẩy ra cho trên 10 gia đình. Việt cộng định chỉ tiêu( !) cho mỗi làng là 10 gia đình. Nếu làng nào thiếu thì đôn thành phần chúng gọi là phú nông lên cho đủ số. Và, trong làng tôi có bà thím họ tôi, chỉ có 3 sào ruộng (1080 m2) cũng bị qui là địa chủ ( !) Bà chị tôi cũng bị đấu tố 3 ngày đêm để khảo của và nhốt ở chuồng trâu. Mẹ tôi may mắn trốn đuợc lên Hà Nội ở với tôi. Và bọn Việt cộng (đội) đã bắt người anh họ là trưởng thôn đi tìm. Anh ta tới nhà tôi, nhưng không kiếm được nên đi báo công an. Lúc đó công an mới tiếp thu Hà Nội, ít người, nên việc trình báo của nguời anh họ này không kết quả. Tôi đã dẫn được mẹ tôi xuống Hải Phòng và đi được vào Nam tị nạn cộng sản. Chị tôi may mắn cũng trốn thoát.

Trong thời gian này, người cháu tôi, trước khi bị bắn cũng bị ép buộc phải vào Hải Phòng tìm bố trở về. Tôi đuợc nghe người cháu ở Tây bắc Hoa kỳ kể lại là có gặp người anh, con bác, này và người anh rất muốn trốn đi,nhưng kẹt vợ con đang bị làm con tin nên không yên lòng ra đi một mình để lại vợ con. Anh đành trở về để lãnh viên đạn ‘oan khiên dậy đất, oán hờn loà mây’ của lũ quỉ đội lốt người.

Sau ngày Việt cộng chiếm miền nam, tôi được nghe từ vài người họ hàng vào thăm cho biết, đội cải cách ruộng đất đã đem 2 tượng hộ pháp ở chánh điện, quăng xuống giếng nước trước chùa. Tôi nghĩ, trong khi họ ném tuợng xuống giếng, óc họ khoái chí, cho rằng « vô thần đã thắng »( !). Lúc ấy làm sao họ có thể biết được cuối năm 1990, vô thần tan rã, hay nói khác đi là khối cộng sản thế giới đã sụm. Chủ nghĩa tam vô ( vô tổ quốc , vô gia đình, vô tôn giáo) đã bị cho vào sọt rác. Tượng Lenin, tượng Stalin đã bị giật sập, kéo lê trên đường ở nước Nga, một nước mà trước 1990, Việt cộng vẫn huênh hoang đó là « thành trì của chủ nghĩa cộng sản » ( !). Thêm nữa, năm 2005, toàn châu Âu đã họp và ra Nghị quyết 1481, xác định chủ nghĩa cộng sản là tàn ác , dã man, cần phải loại bỏ.

Viết đến đây tôi lại chợt nghĩ rằng « không biết chuơng trình học tiểu học của các trẻ em Vịêt Nam còn phải học câu thơ Tố Hữu ‘ Thương cha thương mẹ thương chồng, Thương mình thương một thuơng ông thuơng muời ( !).’ ? ». Tố Hữu đúng là tên bồi bút, vô luân. Và, năm 1991,thành phố Leningrad được trả lại tên xưa là thành phố Saint Peterburg, một thành phố lớn thứ 2 của nước Nga, sau Moscow. Còn thành phố Saigon.. ?

Năm 2002, một số người trong làng, trong họ muốn xây dựng lại ngôi chùa , vừa để tăng cảnh quan của làng, vừa để cho dân thôn có nơi chiêm bái, làm lễ, nghe kinh. Làng lập ban xây dưng để lo việc này. Ban xây dựng đã gửi thư đi vận động bà con trong họ, Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh lỵ, và nhất là bà con hải ngọại. Một bà chị họ và 4 người cháu đã tới nhà tôi , yêu cầu tôi đứng ra vận động quyên góp họ hàng nội ngoại tại Hoa Kỳ .Tôi nhận lời. Tôi đã mail nhờ Văn Quang, (3) viết giúp một bài về ngôi chùa xưa. Trong vòng 1 tuần, tôi nhận được bài : « Ngôi chùa và cây đa đầu làng. » Bài được đăng trên nhiều báo ở Hoa kỳ. và giúp cho kết quả như ý. Những nguời đóng góp xây chùa laị là nội ngoại họ tôi , tất cả đều tị nạn cộng sản . Cũng có một vài Phật tử ngoài họ . Trong tổng số tiền xây dựng là 300 triệu tiền Việt Nam , riêng số tiền đóng góp từ Mỹ là 2/3. Dân làng đóng góp khiêm tốn, vì nghèo, nhưng công sức lao động góp vào cho việc xây dựng ngôi chùa thật lớn và rất quí về mọi mặt, nhất là đức tin.

Sau khi khánh thành ngôi chùa làng, bà con trong thôn xì xào nói với nhau : « Nếu không có mấy ông, mấy bà sống ở nước ngoài gửi tiền về thì chẳng bao giờ làng có được ngôi chùa như thế này ».

Cô em tôi về thăm lại quê xưa , được đứa cháu họ dẫn đi một vài nơi, trong đó có khu nhà của bố mẹ tôi.

Hắn nói cho cô em biết : ‘ Hồi cải cách ruộng đất, nhà cụ, đội chia cho 7 gia đình’.

Khi trở về Mỹ, em tôi kể lại là đã gặp 2 trong số 7 người ở trong khu đất này. Họ than rằng : « Chúng em được chia đất ở trong vườn nhà cụ. Nhưng chẳng người nào làm ăn khấm khá, nghèo vẫn hoàn nghèo. » Em tôi không nghĩ đến chuyện cũ, nên cho mỗi người 100.000VNĐ. Thời gian đó giá đô la khoảng trên 12 ngàn đồng 1 đô la và giá gạo là 250 ngàn một tạ. Số tiền tuy nhỏ, nhưng cũng làm cho những người nhận ngậm ngùi.

Sau năm 2003, ngôi chùa đã xây dựng xong. Ngoài chùa chính còn có gác chuông và Quan Âm các. Quan Âm các là khao khát của bà chị tôi, người đã bị bọn đội ( !) đấu tố 3 ngày. Chị tôi đã nhắn qua và tôi đã thực hiện được ước nguyện này của chị.

Gác chuông 3 mái. Chuông mới 350kilo được đúc ngay tại sân chùa.

Chuông đã ngân vang trong lễ khánh thành. Tiếng chuông chùa vang xa, tan loãng vào không gian , toả mùi thiền trong một vùng rộng lớn, tự nó nói lên đaọ Phật vẫn còn tồn tại trên mảnh đất thân yêu của tôi, của bà con họ hàng tôi và cả dân làng, nơi tôi đã được sinh ra. Tiếng chuông không những đưa mùi thiền vào trong tâm hồn Phật tử, mà nó còn vẳng vào tai những người đã theo cộng sản, dù thực tâm hay lầm đường.

Trong khi tôi quyên góp để xây dựng ngôi chùa thì có một người bạn tôi biết chuyện đã lên tiếng khuyên tôi :

-« Xưa nó đấu tố mình, đuổi mình đi, sao bây giờ lại quyên tiền đem về cho bọn nó ? »

Tôi lại không nghĩ như người bạn này. Dân làng tôi không có tội, tôị là ‘tôị qui vu trưởng’ .Nếu ông Hồ không đem chủ nghĩa không tưởng, vô thần về áp dụng tại Viêt Nam thì đâu có tình trạng sẻ đàn tan nghé.Tội là tội ở họ Hồ. Trong làng chỉ có một vài người, hoặc sợ, hoặc nông cạn đã nghe theo bọn cán bộ thuộc đội cải cách ruộng đất ,ép buộc hoặc dụ dỗ, mà đứng ra đấu tố.

Sau khi xây dựng lại ngôi chùa, trong một lần điện thoại, người cháu họ ngỏ ý mời tôi về thăm lại cảnh xưa, nhưng tôi –cũng như một nguời cháu khác đang sống ở vùng tây bắc Hoa kỳ – đồng nghĩ như tôi là không nên về. Vì về nhìn lại cảnh xưa, nếu không mang mác buồn như cụ Tú Xương « Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò », thì có thể còn đau lòng hơn, như bà Huyện Thanh Quan trong Thăng Long thành hoài cổ « …Cảnh đấy người đây luống đoạn trường. »

… « Sau khi thăm hỏi cung cách làm ăn của ông Ray, ông Yelsin nói rằng : ‘Nước Nga đã đi sau Mỹ 30 năm về nông nghiệp. Ông cũng ngỏ ý là sẽ gưỉ nông dân Nga đến Mỹ để học hỏi nghề nông bên Mỹ. »

Với tôi, Marx là một anh khùng, mà Hồ là một tên vô cùng gian ác và sảo quyệt.

Hồ đem áp dụng chủ nghĩa cộng sản không tưởng đánh lưà, ru ngủ dân Việt . Dân nghèo hy vọng theo Hồ thì sẽ được đi đến « thế giới đại dồng »( !). Qua giai đoạn dài 62 năm áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, người nông dân vẫn sống trong thiếu thốn khổ cực. Trong khi các nước lân bang như Mã Lai, Thái Lan, Phi luật Tân….chưa kể đến 4 con rồng châu Á và Nhật Bản, có cùng một giai đoạn lịch sử sau thế chiến 2, đời sống của họ gấp từ 10 đến 80 lần hơn dân Việt.

Nguời dân đợi 62 năm vẫn không thấy cái mà Hồ tuyên truyền « các tận sỡ năng, các thụ sở nhu » (làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu). Cái ngày đó đến thì 83 triệu dân Việt trở thành 83 triệu Tôn Ngô Không ở trần gian. Nhưng nguời dân Việt đơị hoài, đợi mãi « ngày mai ăn không mất tiền », mà cái ngày mai ấy nó maĩ ở chốn hư vô.

Cái gì là’ bóc lột thặng dư gí trị ?’. Thời nay, chủ tư bản dùng máy móc sản xuất mà con người chỉ làm phần phụ. Chẳng lẽ chủ tư bản bóc lột thặng dư giá trị của mấy cái máy ?

Tôi lại nhớ cái hồi ông Yelsin, tổng thống dân chủ đầu tiên của nưóc Nga sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tháng 12 năm 1990, ông đến thăm một nông trại ở miền trung nước Mỹ. Ông đến trang trại của ông Ray. Gia đình có 4 nguời, mà ông Ray có 2000 mẫu (acres).Sau khi thăm hỏi cung cách làm ăn của ông Ray, ông Yelsin nói rằng : ‘Nước Nga đã đi sau Mỹ 30 năm về nông nghiệp. Ông cũng ngỏ ý là sẽ gưỉ nông dân Nga đến Mỹ để học hỏi nghề nông ..

Tôi đã có dịp đi về tiểu bang Kansas, cánh đồng của các chủ trang traị, đúng là thẳng cánh cò bay. Tôi đi 5 giờ xe hơi trên quãng đường hơn 200 miles, từ Wichita qua Dodge City, tới Garden City, nhìn những cánh đồng bắp lên xanh mơn mởn, không có một bóng người gọi là ‘nông dân chân lấm tay bùn’, mà chỉ toàn là những vòi đang phun nước lên các luống bắp.

Nga đi sau Mỹ 30 năm về nông nghiệp. Việt Nam thì đi sau Mỹ bao nhiêu năm, nhất là mấy anh cán lớp ba vẫn còn cai trị bằng bạo lực.

Bên Trung cộng, Mao chủ trương Đại trại, các nông trường tập thể được thành lập. Cái kiểu « cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm » của Mao đã bị nhóm Đặng tiểu Bình chống lại và Mao đã cầm tù Bình. Mao chết tháng 9 năm 1976 thì xẩy ra sung đột giữa Giang Thanh vợ lẽ Mao và nhóm Hoa quốc Phong. Rồi Đặng tiểu Bình được ra khỏi nhà tù và trở nên ngưòi lãnh đạo. Đặng huỷ bỏ Nông trường tập thể và xây dựng Tiểu cận trang .Tiểu cận trang được hiểu là Hộ gia đình.

Thời gian này Việt cộng vẫn còn áp dụng hợp tác xã nông nghiệp, khởi đầu từ 1953, cho mãi đến năm 1987, năm lịch sử tăm tối của Việt Nam dưới sự cai trị sắt máu của cộng sản. Đó là năm chết đói xẩy ra ở hai tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hoá.

Cái nạn ‘cùng ăn, cùng ở, cùng làm’ này nếu Mao và Hồ sống thêm vài năm thì không chỉ dân Tàu , mà ngay cả dân Việt cũng có hàng triệu con không cha( !)

Đời sống dân làng tôi hiện nay chỉ hơn ‘thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp’. thời kỳ này kéo dài 3 thập kỷ, cho đến ‘Cái đêm hôm ấy đêm gì’ (4) năm 1987.

Sự thất bại của cái gọi là ‘hợp tác hoá nông nghiệp’ là điều tất yếu. Tiếng kẻng nổi lên là nông dân ra đồng làm. Chiều xuống lại đợi tiếng kẻng để trở về nhà. Anh làm chăm, kết quả nhiều , củng được phân chia như anh lười, ù ơ dí dầu. Anh có trí khôn, cũng quân bình như anh ‘vai u thịt bắp’, thế cho nên sinh ra suy tị, và tình trạng lãn công xẩy ra. Năng xuất thu hoạch càng ngày càng xuống. Dù Việt cộng có dụ khị những từ ngữ hoa mỹ như ‘làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm giờ nghỉ’, tự người dân đã hiểu ra tẩy đánh lừa của cộng sản nên họ không chăm chỉ làm. Bọn lãnh đạo cộng sản Việt Nam quên hay không biết câu ngạn ngữ Việt là « cha chung không ai khóc ». Sau năm 1975, Việt cộng chiếm miền nam, bọn chúng đã cướp các xí nghiệp , nhà máy của tư nhân và biến thành cơ sở quốc doanh. Kết quả là vài năm sau rệu rã, thua lỗ. Vì có nhà nuớc ‘bù lỗ’, nên từ lãnh đạo đến công nhân đều không phát huy sáng kiến để theo kịp trào lưu tiến hoá của thế giới. Việc phải đến đã đến, các cơ sở quốc doanh hầu hết bị dẹp tiệm vì nhà nước không bù lỗ nổi. Có phải đó là « thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ? »( !)

Trong vùng tôi có vài đặc sản, mà tôi còn nhớ được 2 câu thơ của ông chú :

…Xứ Đồng Giá : cá rô, dưa hấu
Xã Quỳnh Lôi : bông , đậu, thuốc lào

Bông, đậu, thuốc lào thì nhiều nơi trồng. Nhưng « cá rô Đồng Giá » thì tôi nghĩ là khó nơi nào có được. Nó không phải loại cá rô thường. Nó tự sinh trong mùa mưa, tháng 5 tháng 6. Khi mùa cạn là hết cá. Cá rô bình thường , xương rất cứng. Nhưng cá rô Đồng Gía lại mềm xương, cho nên người ta gọi là cá rô không xương.

Trong cả vùng quê tôi còn một thứ đặc sản khác là Gạo Tám thơm. Làng tôi cũng có trồng loại này. Lúa tám vào muà lúa trổ bông, hương thơm ngát cánh đồng. Nhưng luá tám thơm chỉ trồng được vào vụ Mùa, là tháng 10 trên đất vùng cao. Do vậy Tám thơm đắt giá. Sau 1975, tôi có hỏi những người ở quê tôi vào miền nam, thì được biết luá Tám đã không còn từ cái ngày cải cách ruộng đất.

Sau này vào nam, được ăn gạo Nàng hương chợ Đào, là loại gạo thơm nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam, nhưng so sánh thì không bằng Tám thơm miền Bắc.

Bây giờ qua Mỹ, người Việt thường ăn gạo Thái Lan. Gạo Thái Lan nhiều loại giá khoảng 20USD một bao 50 lbs. Nhưng có một loại gạo khác của Cali, mà người Việt ít dùng. Đó là gạo Nhật. Thực ra nó là gạo giống gốc từ Nhật và do người Nhật trồng trên đất Mỹ, thường bán ở Costco và một số ít chơ Việt Nam. Người Nhật hoặc do thói quen, hoặc do bảo thủ, họ chỉ thích ăn gạo Nhật. Nếu so sánh thì gạo Nhật mềm, nó không mềm như gạo Nếp, nhưng mềm hơn Nàng Hương chợ Đào hay gạo Tám Thơm miền Bắc Việt Nam . Nó có chút thơm, tuy không thơm bằng gạo Nàng Hương và gạo Tám. Tiếc rằng gạo Tám miền Bắc Việt Nam đã biến mất từ ngày cải cách rộng đất, giết ngưòi của cộng sản Việt Nam.

Vì thói quen ăn gạo mềm, năm 1995, Nhật mất mùa,.Chính phủ Nhật có nhập cảng gạo Nhật từ Cali, nhưng nhiều dân Nhật vẫn tìm mua gạo trồng trên đất Nhật, nên đã kéo giá gạo lên 100USD một bao gạo 50 lbs.

Cũng không thể trách người dân Nhật. Đó là thói quen từ thuở lọt lòng.

Ngay ngưòi Việt ta, khẩu vị mỗi người mỗi khác, mỗi vùng mỗi khác.

Món điểm tâm thì miền Bắc khóai phở, miền Nam khóai mì, hủ tiú, miền trung thích ăn bún bò Huế và mì Quảng..

Món ăn thường ngày thì miền bắc thích rau muống : luộc, sào, nộm… ; miền nam thích rau dá. Trước 1954, miền nam thường dùng rau muống cho heo ăn, nên được gọi là rau heo. Sau này người miền nam cũng nhiều người ăn rau muống.

Tôi nhớ lại ngày di cư tìm tự do vào miền nam, có thời gian tôi sống ở mỉền tây , vùng Dinh Điền Cái sắn, tỉnh Rach Giá. Chính phủ Ngô đình Diệm chia cho mỗi gia đình, dù là 2 hay ba, bốn người, cũng nhận được phần đất 3 hectares đẩt cấy lúa. Có hơn 40 ngàn người dân bắc di cư tị nạn cộng sản lập nghiệp ở đây. Cơ quan Dinh Điền cày bừa và sạ lúa giúp cho vụ đầu, và chính phủ phát gạo tiền cho 6 tháng. Dân định cư thấy đồng ruộng rất nhiều cua nên bắt về nấu canh. Nhưng dân địa phương gốc gác ở đó thì họ ngạc nhiên. Lúa non sau khi sạ khoảng 1 tháng, họ thường dùng roi đi đập chết cua, chứ không bắt về làm thức ăn. Khoảng mưòi năm sau, tôi về sống ở Sóc Trang. Vùng này không có dân di cư nên cua đồng vẫn không có bán ở chợ. Dân điạ phương vẫn dùng roi đập cua khi cây lúa mới trổ đòng đòng, đề ngăn chặn cua cắn ngang cây lúa. Đến bây giờ sau gần 60 năm xa quê làng miền bắc, sang sống ở Mỹ, tôi vần thấy canh cua nấu rau đay, mồng tơi là tuyệt, dù rằng cua ở Mỹ là cua biển. Vì vậy khẩu vị ngưòi Nhật thích gạo Nhật là bình thưòng.

Gạo Nhật ở California là gạo Kokuho Rose, do công ty Koda Farms sản xuất (5). Công ty này thuộc gia đình ông Keisaburo.

Ông Keisaburo Koda sinh 1882 tại thị trấn Ogawa Nhật bản. .Hồi còn trẻ, ông có bằng đại học và từng làm hiệu trưởng. Ông đã xin từ chức để theo đuổi giấc mộng của mình là làm một cuộc hành trình qua Mỹ năm 1908. Ông mạo hiểm kinh doanh dầu, rồi thiết lập một loạt các nhà máy giặt , lập nhà máy đóng cá hộp và có một đội tàu đánh cá 39 chiếc Ông lại đem bán đi để đeo đuổi nghề nông ở Sutter County. Cuối năm 1920, ông Keisaburo đến vùng San Joaquin để khởi đầu khai thác nghề nông mới. Ông là một nhà cách tân trong việc trồng lúa . Năm 1940 ông đã cho dùng máy bay để gieo hạt. Ở Việt Nam, cho đến nay miền Bắc vẫn áp dụng phương pháp cổ truyền, gieo mạ rồi cấy lúa. Ở miền Nam thì phương pháp sạ luá lại phổ thông. Ông Keisaburo nổi tiếng về lúa gạo và được người trong vùng gọi là « vua gạo ».

Năm 1941, trong cuộc chiến tranh thế giới lần 2, đạo luật 9066 đã tập trung người Mỹ gốc Nhật trong các trung tâm xa bờ biển phiá Tây Hoa kỳ. Gia đình ông Keisaburo phải dời cư đến Colorado. Ông phải đình chỉ hoạt động cho đến ngày trở về. Nhưng , chính phủ Mỹ lại cần thực phẩm nên buộc ông phải giao việc quản lý cho những người lạ, trong khi bạn bè thân thiết của ông lại quá bận rộn lo công việc điều hành riêng nên không giúp được ông.

Sau chiến tranh, gia đình ông được rời khỏi trại. Khi về đến nhà, ông mới biết là các cơ sở của gia đình ông đã thất tán. Ông giao việc tái thiết cơ sở cho 2 con trai là Edward và William. Dần dần con ông đã mua lại được đất cũ. Năm 1963, ông đã đưa ra loại gạo mới nhãn hiệu Kokuho Rose. Nhãn hiệu gạo này mau chóng được ưa chuộng trong những người Mỹ gốc Nhật khắp Hoa kỳ. Hiện nay thế hệ thứ ba của gia đình Keisaburo vẫn tiếp tục điều hành cơ sở nông nghiệp nổi tiếng này.

Tôi đã sống qua nhiều nơi. Ngôi làng nhỏ bé , nơi tôi sinh ra, và sống được 17 năm, rồi như một di dân, chuyển lên Hà Nội được 5 năm và di cư tị nạn cộng sản vào Nam sống đuợc trên 3 thập kỷ. Thời gian sau 1975 là thời gian đi chậm nhất. Người người khốn khó, nhà nhà khốn khó, bo bo dài dài, vì thế tôi có cảm tưởng thời gian đi quá chậm. Nhưng từ ngày chọn Mỹ làm quê hương, sau một thời gian ngắn sống ở SanFrancisco, tôi về sống ở thung lũng Hoa vàng, cũng được 17 năm..

Nguời ta gọi tên Thung lũng Hoa vàng vì ở thung lũng này trồng rất nhiều cây Acacia. Cứ đến mùa hoa tháng tư tháng năm,, hoa nở vàng trên các ngọn cây. Gió đưa hoa rụng bay xa làm cho những người dị ứng với phấn hoa sổ muĩ. Thung lũng Hoa vàng cũng có nhiều người gọi là Thung lũng Điện tử,(Silicon Valley) vì quận hạt này có tới trên 26,000 Hãng Xưởng, nhiều nhất là ngành computer.

Dân Việt ở thành phố quê hương thứ tư của tôi đông nhất với con số 150,000 người. Nếu tính là County(Quận hạt) thì phải kể Orange County với nhiều thành phố, số ngươì Việt lên đến 300,000 người. Sống ở đất Mỹ, sao tôi thấy thời gian đi quá mau. Phải chăng vì không phải lo sinh kế, không phải lo về sức khoẻ, lại hưởng không khí trong lành và tự do, không phải nạn nửa đêm công an khu vực xét nhà (!)?

Quê hương, nơi tôi sinh ra vẫn còn nghèo. Nếu đem so với mấy làng lân cận thì có khá hơn, nhưng so với vùng quê miền nam Việt Nam ngay trong giai đoạn này thì còn thua kém, nếu so với miền nam thời Việt Nam cộng hoà thì thua xa.

Đọc tin tức trên các trang báo, kể cả báo Mỹ , có báo ghi là bình quân đầu người ở Việt Nam ngày nay là 400USD/năm, có báo 500USD. Nhưng theo tài liệu World bank, thì Việt Nam với dân số 82triệu 966.000 người, bình quân đầu người( income per capita) là 620USD/năm .(6)

Con số này sao tôi thấy không chính xác.

Hiện nay dân số VN sống về nông nghiệp là 80%. Theo tỷ lệ này, số dân 83 triệu thì 65 triệu làm nghề nông.

Trong tháng 4 năm 2007, tôi điện thoại về quê thăm bà chị , tôi có hỏi đứa cháu về tình hình làm ăn ở trong thôn. Nó nói từ hồi bỏ hợp tác xã năm 1990, chia ruộng cho mỗi hộ tính theo nhân khẩu. Chia là chia kiểu phát canh thu tô, chứ nông dân không được làm chủ thửa đất. Đất vẫn kiểu sách vở của họ Hồ là “ nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo”. Cứ 10 năm lại xét chia ruộng một lần, mỗi đầu người được 1sào 4 .Một sào là 360 mét vưông. Sinh thêm con hay có người trong nhà qua đời, phải đợi đến đáo hạn 10 năm mới thêm hay cắt. và người trong nhà đi ra thành thị kiếm việc cũng vẫn nằm trong qui định này. .

Còn một đứa cháu khác, ở ngay tại nơi tôi sinh ra , vì đất canh tác ít, nên được chia mỗi người một sào.

Tôi hỏi thêm chi tiết, cháu tôi kể :

Một sào ruộng phải mướn : cày ,bừa, dẫn nước vào ruộng, các loại phân và thuốc trừ sâu và thuế nông nghiệp, tổng số hết 2 tạ rưỡi thóc.(cho một sào)

Số thu hoạch cho một sào thông thường là 3 tạ rưỡi thóc. Một nhân khẩu chỉ còn được 1 tạ thóc cho 1 vụ, mà một năm 2 vụ chính trồng lúa, còn một vụ trồng hoa mầu phụ như khoai lang hay bắp. Phần này chỉ là làm thêm cho có lương thực.

Người nông dân phải bỏ công của mình để làm các công việc : làm cỏ, gặt , đập lúa , trải phân . Số thu được 2 tạ thóc một năm. Giá tiền một tạ thóc là 300.000VNĐ. Một tạ thóc xay được trung bình 75 kilo gạo. Một năm 2 vụ được 150kilo gạo. Đầu người một tháng được 12 kilo ruỡi gạo. Nếu cộng thêm hoa lợi phụ, hoặc bắp hoặc khoai, có thể gọi là tạm đủ nuôi sống một nhân khẩu. Nhà đứa cháu ở cách xa làng tôi được chia một nhân khẩu là 1 sào 4, thì số thâu hàng năm trừ mọi thứ còn được 2 vụ là 2 tạ 8 thóc.

Gía đô la hiện thời trên 16.000VNĐ một đô la. Vây thì làng tôi mỗi nhân khẩu chưa được 40USD một năm, và làng bà chị tôi được 50USD một năm.

65 triệu người với thu nhập bình quân từ 40USD đền 50 USD một năm, phải bao nhiêu triêu phú đô la hay tỉ phú đô la để bình quân một đầu người ở Việt Nam thời 2007 được 620USD ? Thực tế là như thế. Không hiểu nhân viên của World Bank tại Hà Nội đã dựa vào tài liệu nào mà đưa ra con số 620USD.

Trong suốt quãng đời, nay sắp đi vào tuổi 80, tôi đã sống qua các thới kỳ thơ ấu ở trong làng và ở Hải Phòng, Hà Nội, thời thực dân Pháp cai tri, rồi từ đầu năm 1945

Tát nước bằng gầu giai. , Nhật cai trị . Sau đó là cuộc chiến tranh Việt Pháp kéo dài 10 năm, và sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước, Việt cộng ló đuôi chồn, theo Tàu đỏ, áp dụng cướp ruộng, đấu tố, giết người, thì làn sóng hơn 1 triệu người di cư tìm tự do, bỏ cả cửa nhà cơ nghiệp để thoát thân. Sống trong thời đệ nhất cộng hoà dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ngộ đình Diệm, rôi sau là đệ nhị cộng hòa thời TT Thiệu, rồi đến khi Việt cộng cưỡng chiếm miền nam Việt Nam, tôi thấy sống thời đệ nhất cộng hoà là tốt đẹp nhất, rồi đến đệ nhị cộng hoà. Nếu đem so sánh cuộc sống thời Võ văn Kiệt đuổi 1 triệu dân Saigon khỏi thành phố và diệt tư sản , thì, thời kỳ Pháp cai trị đời sống còn thoải mái hơn thời Việt cộng cai trị. Và, khi nhìn thấy sự trù phú của miền Nam Vịêt Nam sau khi theo đoàn quân cướp vào Saigon, bà Dương thu Hương đã khóc và Trần mạnh Hảo đã phải ngỡ ngàng vì bị lừa bịp, chuyện đó không phải là lạ.

Tôi còn nhớ vào thập niên 80 của thế kỷ trước, dân kinh tế mới sống không nổi ở vùng đất khô cằn, họ kéo về Saigon cả ngàn người. Vì đã bị cướp nhà, họ phải chăng bạt hoặc chiếu quanh bức tường trường đua Phú Thọ và bờ lề đường Lý thái Tổ đề làm chỗ trú thân. Đường lối cai trị của cộng sản thật tàn ác và ngu dốt.

Nạn tham nhũng càng ngày càng tràn lan. Khởi đầu từ ngày Việt cộng vào chiếm Saigon, guồng máy cai trị của chúng xuất hiện từ ngữ nói traị “thủ tục đầu tiên”, và “ba số năm vừa nằm vừa ký” để nhạo báng cán bộ cửa quyền. Và nay người Việt hải ngoại về nứơc qua cửa khẩu Nội bài hay Tân sơn nhât đều phải lót 5USD hay 10 USD vào pass port mới dễ dàng qua cửa khẩu. Những vụ vét của công , tiền viện trợ hay ăn hối lộ điển hình như Bùi tiến Dũng, Nguyễn việt Tiến, Mai văn Dậu chỉ là một phần trong hàng trăm vụ khác.

Tôi nghĩ đến câu nói của cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincolt mà tôi cho là chí lý: “All powers tend to corrupt. Absolute powers, corrupt absolutely” (7). Xin được dịch là “ Quyền hành đưa đến tham nhũng. Bạo quyền, chắc chắn là tham nhũng.” Chế độ cộng sản Việt Nam dùng bạo quyền cai trị thì tham nhũng đầy dãy là điều tất yếu.

Tôi xin mượn vài dòng của chị Trần Khải Thanh Thuỷ : “….thời đảng trị: “Bắt ăn mì phải ăn mì. Đảng xa hoa cấm tị bì, kêu ca”... Một đất nước như thế có xứng đáng với tên gọi của bài viết: “Ôi Việt Nam xứ sở mù loà?”

Tôi hiểu rằng lịch sử các quốc gia luôn có sự biến đổi. Nhưng biết đến bao giờ đất nưóc tôi mới thoát ra khỏi cái “xứ sở mù loà” để 83 triệu dân, trong đó có dân làng tôi đuợc sống trong không khí chan hoà tình thương, chẳng còn nạn công an kìm kẹp .Trẻ em trong thôn lại được nghe tiếng sáo diều vi vút trên khung trời xanh, trong không khí thanh bình, tự do và dân chủ thực sự.

Viết xong tại Houston
Ngày 19-4-07
Quỳnh Hương

Chú Thích :

1- Thành Thái nhị niên1889. Việt Nam sử lược Trần trọng Kim Chương 15-Phần 6

2-Tôi mong rằng đài Á Châu Tự Do có lưu giữ phim này, có thể đưa lên các mạng chiếu phim , để cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu có thể thâu và đưa vào dĩa.. Nó cũng là hình thức phổ biến rộng rãi, để lớp trẻ sau này có thể hiểu được “cộng sản nó tàn ác đến như thế”.

3- Văn Quang là nhà văn đã có 4 tác phẩm quay thành phim ở miền nam Việt Nam trước 1975 : Chân trời tím-Ngàn năm mây bay-Đời chưa trang điểm và Tiếng hát học trò. Phim Tiếng hát học trò do Thái Thúc Nha thực hiện và Thanh Lan đóng vai chính). Văn Quang đã có thời gian tù khổ sai trong chế độ cộng sản 13 năm 7 tháng, mà nhà văn Hoàng Hải Thuỷ thường viết trêu ghẹo là Thuyền trưởng hai tàu. Không biết cho tới nay ông HHThuỷ đã biết mình chọc sai chưa. Gần đây, phóng sự Lên Đời của Văn Quang xuất bản tại Hoa kỳ rất được độc gỉảa mến mộ.

4-Ký « Cái đêm hôm ấy đêm gì » của Phùng Gia Lộc. Truyện ký tả lại cảnh làng quê ở Thanh Hoá bị nước lụt. Uỷ ban tỉnh hô hào dân vớt lúa và hứa miễn thuế. Nhưng khi dân lội bì bõm gặt lúa dưới nước đem về phơi khô thì tỉnh nuốt lời hứa, cho cán bộ, công an, ban đêm ập đến từng nhà lục soát và lấy thóc đi. Lúc này Thanh Hóa có nhiều người chết đói và tỉnh nẩy ra « sáng kiến »( !) : cho xe chở dân ra các tỉnh lỵ,nhất là thủ đô Hà Nội để « ăn mày tập thể ».Tội nghiệp cho Phùng gia Lộc, sau khi bài báo đăng trên bán nguyệt san Văn nghệ làm dư lụân trong nứơc xôn xao, công an tỉnh Thanh Hoá truy lùng anh, nên Lộc phải trốn ra Hà Nội, sống một cuộc sống trốn lánh, khốn khó. Và, vì vừa thiếu ăn, vừa bệnh tật nên Phùng gia Lộc đã chết

5- Nguồn Koda Farms Originators of Kokuho Rose Rice Varietal

6- Google : Income per capital of Vietnam

7-Câu nói của cố TT Abraham Lincolt (1809-1865)- Ngày 1 tháng giêng 1863 ông đưa ra Tuyên cáo Giải phóng nô lệ. Ngày thứ sáu 14 tháng 4-1865 , ông bị nghệ sĩ John Wilkes Booth ám sát tại nhà hát Ford ở Washington.

This entry was posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Cải Cách Ruộng Đất, Quỳnh Hương, Tội Ác Cộng-sản. Bookmark the permalink.

1 Response to CHUYỆN LÀNG TÔI (Quỳnh Hương)

  1. Dinamika says:

    Great blog I enjoyyed reading

    Like

Ý kiến - Trả lời