TM tổng hợp và bổ túc – Các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong tỉnh Gia Định: Lời Mở Đầu

(TM tổng hợp và bổ túc)

Mục đích của bài này là  tổng hợp và bổ túc sự tích các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong tỉnh Gia Định. TM kỳ vọng rằng bài này cùng  bài Các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong thủ đô Sàigòn,đã được năm 2023 trên mạng Bảo Vệ Cờ Vàng, sẽ làm thành  một tài liệu toàn bộ tương đối đầy đủ về các ngôi chùa trong Sàigòn và Gia Định.

Nhiều mối liên hệ vô cùng mật thiết giữa Gia Định và Sàigòn là động cơ thúc đẩy thực hiện bài này, chỉ xin ghi vài điều chính yếu :

A-Địa lý :

Theo tài liệu  [1] :

Năm Mậu Dần 1689, đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cành phụng mạng  vào Nam bình định xong vùng Biên Hòa- Gia Định ngày nay. Giải đất Biên Hòa ngày nay vảo thưở ấy mang tên Trấn Biên Dinh,còn Gia Định ngày nay khi xưa bao gồm rộng lớn cả Sài Gòn-Chợ Lớn và cả một phần của Định Tường xưa, mang danh Phiên Trấn Dinh

Đến đời Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (hay Nguyễn Thế Tông 1714-1765) biên giới miền Nam nới rộng thêm theo chính sách của Nguyễn Cư Trinh.

Năm 1698, Phiên Trấn Dinh chia ra làm một phủ và một huyện: Phủ Gia Định và huyện Tân Bình (là một phần đất Sài gòn bây giờ).

Năm 1808, Nguyễn Vương (Nguyễn Ánh) lên ngôi tức vua Gia Long. Phiên Trấn Dinh được đổi thành Gia Định Trấn. Hơn 50 năm sau, danh hiệu Sàigòn xuất hiện phát  lần đầu tiên trong thư  ngày 29 tháng 1 năm 1859 của tướng Genouilly viết gửi về Bộ Hải quân Pháp ở Paris đề xuất đánh  Thành Phụng tức thành Gia Định (theo tài liệu [2]).

Gia Định ngày xưa rộng lớn biết chừng nào, Gia Định ngày nay chỉ còn là một phần sáu của xưa kia mà thôi.Gia Định ngày nay bao bọc ở giữa như tròng trắng một quả trứng bao quanh tròng đỏ là Sàigòn. (Xem thêm chi tiết trong Phụ đề 1).

Dựa vào năm sinh ra danh hiệu  chính thức của Gia Định và của Sài gòn và địa thế của hai vùng này, người ta có thể nói Gia Định là  tỉnh Mẹ và Sàigòn tỉnh Con.

B-Lịch sử di dân :

Theo tài liệu  [3,4,5] :

Năm Giáp Ngọ (1744), chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát  tổ chức lãnh thổ Đàng Trong thành một nước riêng biệt, coi như ngang hàng với Đàng Ngoài chứ không chịu thần phục vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nữa. Chúa đã cho mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, phát động phong trào di cư đông đảo đến huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn của phủ Gia Định. Dân chúng từ các địa phương miền Trung nước Việt và vùng Đồng Nai di chuyển đến huyện Tân Bình.

Trong số những người di dân này có cả các Thiền Sư, Cao Tăng đi vào vùng đất mới xây Am, Miếu và Chùa thờ Phật tu hành.Một số các bậc tu hành đã dừng chân và trụ lại ở lại ở đây nhưng một số khác sau đó tiếp tục vào vùng Sàigòn lập chùa để hoằng dương chánh pháp.

Tương tự như cuộc di dân vào thế kỷ 16 ở trên: Trong cuộc di cư tỵ nạn cộng sản năm 1954,nhiều Tăng Ni từ  miền Bắc  và cả miền Trung đã tới lập chùa ở Gia Định và sau đó  khi điều kiện cho phép đã di chuyển vào Sàigòn.Nhiều Tăng Ni lập chùa,làm trụ trì hay hoằng pháp cùng một lúc một số chùa ở Gia Định và Sàigòn.

Rất nhiều chùa trong tỉnh Gia Định được thành lập ngay trên đường ranh giới giữa Gia Định và Sàigòn hay chỉ cách xa đường này độ chừng vài trăm thước.Người dân Sàigòn cư ngụ  ở các khu ven ranh vì những lý do tiện dụng đã nhận các chùa này làm chùa nhà.

Hơn nữa, đất đai tỉnh Gia Định rộng lớn và  lại gần thủ đô Sàigòn, nên dân chúng khắp nơi từ Bắc vô Trung và cả một số ít khác từ miền Nam, đến cư ngụ đông đảo,lập nghiệp, buôn bán làm nghề rồi lập thành những thị trấn sầm uất nhất là tại tỉnh lỵ và quận lỵ (tài liệu  [1]).

Những người di cư này vào những năm  đầu thế kỷ 20 hay  trước đó và những năm kế tiếp sau đó cho đến năm 1954 đã thành lập những Hội Tương Tế để tương trợ giúp đỡ lẫn nhau , nhất là những năm tháng đầu trong một vùng đất mới, khí hậu thổ nhưỡng, tập tục, phong thái bản tánh con người, ẩm thực, thủ tục hành chánh, sinh sống làm ăn… đôi khi khác lạ.Tiếp theo đó họ mở chùa và các nghĩa trang rộng lớn dành cho hội viên trong tỉnh Gia Định.Nhân dịp này, vì  Thủ đô Sàigòn có ít nghĩa trang,đất rất hiếm và rất mắc,nên người dân sinh sống bên Sàigòn,cũng xin làm vào các hội này để  an táng người thân qua đời tại các nghĩa trang bên Gia Định, và vì thế  các chùa tại đây trở thành quen thuộc với họ.

(Cũng xin ghi thêm : Tương tự như người di cư bên Lương, nhưng có hệ thống hơn,những người di cư công giáo cũng mở những làng xóm,trường học, chợ búa,nhà thờ giáo xứ và nghĩa trang họ đạo… để tương trợ lẫn nhau).

Tài liệu  [1]  viết : Gia Định từ ngàn xưa cho đến nay vẫn là nơi nổi tiếng khí thiêng sông núi bao trùm mảnh đất lịch sử này. Các ngôi Đình,Chùa, Miếu Võ,các bậc Đại Đức ,Cao Tăng cũng đều góp mặt tại  Gia Định để hoằng dương chánh pháp,trải bao thế hệ bể dâu.

C-Chính trị :

Tỉnh Gia Định,trong những năm dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa,do bởi sự hiện diện của nhiều căn cứ quân sự trọng yếu  trên đất tỉnh nhà, đã trở thành một trung tâm quyền lực chính trị quan trọng không kém gì Thủ Đô Sàigòn.(Xem thêm chi tiết trong Phụ đề 1).

Tại Việt Nam, đình chùa là nơi ngoài vấn đề tín ngưỡng còn là nơi phật tử tu tập để  gìn giữ phong tục của người Việt.Đất lề quê thói khiến Phật giáo Việt Nam  mang đậm tính chất dân gian của người Việt.

Qua bài này,tác giả kỳ vọng là đã ghi lại  được :

– Những dòng tưởng nhớ vinh danh tỉnh Gia Định. Ngày nay sau năm 1975, Gia Định cùng chịu số phận với Sàigòn, bị bọn ngụy quyền cộng sản  xóa bỏ tên và bị khoác  lên cái tên Hồ Chí Minh (Sic) của kẻ đại tội đồ dân tộc.Vô thần, vô gia đình, vô tổ quốc,hắn ta không những không có một chút liên hệ gì với Gia Định và Sàigòn mà còn trực tiếp chỉ huy cuộc xâm lăng đánh phá miền Nam Việt Nam;

– Các công đức vô biên của các bậc thiền sư,đại đức,cao tăng,ni,tiền nhân,cư sĩ,phật tử hảo tâm…,hữu danh cũng như khuyết danh, đã tạo lập ra các ngôi chùa trong tỉnh Gia Định mà danh hiệu chỉ  còn thấy trong sử sách hoặc may mắn hơn còn hiện hữu  cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975;

– Lược sử  của các ngôi chùa này vì lý do rất hiển nhiên là chúng dính liền mật thiết với lịch sử thành lập, mở mang và phát triển kinh tế cùng văn hóa tín ngưỡng của tỉnh Gia Định;

– Những công việc Phật sự, giáo dục và sinh hoạt xã hội cung cấp bởi các ngôi chùa Phật Giáo vào đời sống hàng ngày người dân Gia Định và  ngay cả  người dân Sàigòn : Các dịp Tết Nguyên Đán, lễ Phật Đản, Vu Lan,  những lúc tang chế gia đình, cầu siêu, giảng kinh, thuyết pháp,sinh hoạt gia đình Phật Tử, hướng đạo Phật tử,giáo dục học đường cấp tiểu, trung và đại học…;

– Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) so với (versus) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) không thống nhất ;

Bài này đã được thực hiện với những dữ kiện trích từ các nguồn sau đây :

– Hai  tài liệu căn bản [1,2] nghiên cứu lịch sử, địa lý và văn hóa vùng Gia Định và Sàigòn từ thế giữa thế kỷ thứ 17 cho tới những năm 1970, được ấn hành vào thời  chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ;

– Những tin tức, tài liệu và hình ảnh về một số ngôi chùa được viết hay kể lại theo trí nhớ hay được cung cấp bởi các bằng hữu, cư dân cố cựu Gia Định và Sàigòn;

– Ký ức của người viết bài này;

– Các tài liệu sưu tầm trên mạng Internet . Những  dữ kiện từ  nguồn này đã được kiểm soát chéo (cross check) lẫn nhau trước khi được xử dụng.

Lẽ dĩ nhiên vì xa quê nên có thể có nhiều sai lầm và thiếu sót dù đã cố gắng tối đa, mong các quý độc giả chung tay góp sức vẽ lại hình ảnh các chùa ở Gia Định trước năm 1975.Tác giả rất vui  đón nhận những phê bình, chỉ dẫn  để có thể  hoàn thiện bài này.

Tổng cộng tất cả các chùa, tịnh xá, niệm Phật đường trong tỉnh Gia Định tìm thấy và  tổng hợp  trong bái này là  bốn trăm tám mươi bốn (484). Tài liệu [1] ấn hành năm 1973 đã ghi : Ở Gia Định có 455 ngôi chùa cũ và  mới và  22 tịnh thất Khất Sĩ , tổng cộng 477 cơ sở Phật Giáo. Như vậy, số lượng cơ sở Phật Giáo tìm thấy trong bài này rất phù hợp với con số cho bởi tài liệu [1].

Trong bài Các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong thủ đô Sàigòn, tác giả TM đã tìm thấy và tổng hợp được 308 ngôi chùa và tịnh xá.Nay cộng với kết quả tìm ra trong tình Gia Định, thủ đô Sàigòn và tỉnh Gia Định,trước năm 1975,có ít nhất 792  ngôi chùa và tịnh xá  Phật Giáo.

Vì số lượng những cơ sở Phật giáo  tìm thấy trong tỉnh Gia Định khá cao, nên để đơn giản hóa việc trình bày, tác giả bài này đã sắp xếp các cơ sở này làm hai loại : 1- Chùa và 2- Tịnh xá và Niệm Phật Đường, mặc dầu việc sắp xếp này không được hoàn toàn chặt chẽ, chính xác,  nghiêm chỉnh và không áp dụng cho mọi trường hợp.

(Phụ chú : Vài định nghĩa của các danh từ Chùa,Tịnh xá và Niệm Phật Đường được trong ghi trong Phụ đề 2).

Do vậy, bài này gồm có 2 phần chính, đó là :

Phần 1-Các ngôi chùa trong tỉnh Gia ĐịnhGồm 263 ngôi chùa đã được tìm thấy và tổng hợp.

Phần 2-Tịnh xá,Niệm Phật Đường trong 8 quận tỉnh Gia Định : Gồm 207 tịnh xá, niệm Phật Đường đã được tìm thấy và tổng hợp,phân chia ra theo từng quận như sau :

– Quận Bình Chánh : 33;
– Quận Cần Giờ : 4;
– Quận Gò Vấp :40;
– Quận Hóc Môn : 28;
– Quận Quảng Xuyên : 1;
– Quận Nhà Bè : 5;
– Quận Tân Bình :52;
– Quận Thủ Đức : 44.

Ngoài ra, bài này còn có hai phần phụ :

Phần 3-Chùa ở Sàigòn do VC bí mật điều khiển : Gồm 13 ngôi chùa đã được tìm thấy và tổng hợp.

Phần 4- Chùa ở Sàigòn không có chi tiết : Gồm 6 ngôi chùa ở Gia Định và 1ở Sài gòn .Tác giả bài này đã kiếm trên mạng các tin tức về các ngôi chùa này nhưng không có kết quả. Nay,xin liệt kê ra để cho các bậc thức giả bổ túc thêm.

Trong bài này,các ngôi chùa được trình bày theo  thứ tự như sau : Năm thành lập và sau đó  mẫu tự tên chùa. Trong khi đó tịnh xá,niệm Phật Đường : Mẫu tự tên quận, năm thành lập và sau đó  mẫu tự tên tịnh xá, niệm Phật Đường.

Vì lý do rất hiển nhiên là tất cả các ngôi chùa tịnh xá, niệm Phật Đường trình bày  trong bài này đều được xây lên và  hoạt động từ trước năm 1975,tác giả chỉ dùng các danh từ, ngữ vựng, thành ngữ và các tên đường và địa chỉ đã được đặt ra và xử dụng trước năm 1975 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Từ những kết quả cụ thể đạt được ,những điểm nổi bật đáng chú ý được ghi nhận như sau :

1- Chùa Sắc Tứ Trường Thọ thành lập năm 1720,nằm trên đường Phan Văn Trị-quận Gò Vấp là chùa cổ nhất  không những ở tỉnh Gia Định mà còn luôn  cả Thủ Đô Sàigòn. Tính đến năm 2024, chùa này đã hiện hữu được  304 năm;

2- Chùa Thiên Đức trong xã Tân Thới Nhứt -quận Hóc Môn là chùa trẻ nhất được xây vào năm mất nước 1975, tuy vậy tính đến năm 2024 đã được 49 năm;

3- Trong số 263 ngôi chùa : 173 ngôi chùa (66%) được xây trong vòng 20 năm, từ sau năm 1954 đến 1975, tức  trong hai thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa;

4- Trong số 207 tịnh xá và niệm phật đường : 160 tịnh xá và niệm phật đường (77%) được xây trong vòng 20 năm, từ sau năm 1954 đến 1974.

5- Tất cả các cơ sở Phật giáo này đều được tạo lập bởi các nhà sư phật giáo từ nhiều hệ phái khác nhau hoặc các tu  sĩ hoặc các phật tử địa phương. Những người này là tư nhân hoàn toàn độc lập với chính quyền sở tại;

6- Một cách tổng quát,các ngôi chùa Phật Giáo,tịnh xá và niệm phật đường  đều được thành lập theo một trong bốn hệ phái sau đây : Bắc Tông (Đại thừa), Nam Tông (Tiểu thừa), Hoa Tông và Khất sĩ. (Xem thêm chi tiết nguồn gốc các hệ phái này trong Phụ đề 3) ;

7- Trong số 8 quận của tỉnh Gia Định :

– Quận Quảng Xuyên là quận có ít cơ sở Phật giáo nhứt : 1 chùa  và 1 tịnh xá , tổng cộng 2;
– Quận Tân Bình là quận có nhiều cơ sở Phật giáo nhứt : 73 chùa và 52 tịnh xá và niệm phật đường, tổng cộng 125;

8- Phần lớn các ngôi chùa ,tịnh xá và niệm phật đường trong tỉnh Gia Định nằm trong các ngõ hẻm của những khu  bình dân. Sau năm 1975, phần lớn các cơ sở Phật giáo này đã được trùng tu.Một vài chùa,do bởi ảnh hưởng của cái chế độ văn hóa cộng sản,thay vì lo chuyện Phật sự,lại lo chuyện xây chùa thật đồ sộ,xa hoa, cầu kỳ, tráng lệ một cách hoang phí, cốt để phô trương,để thu tiền khách thập phương và để giựt thành tích, kỷ lục chẳng hạn như :  Tháp Gotama Cetiya cao 56 thước, trong chùa Tổ Đình Bửu Long ; Cặp kỳ lân dựng  trước chùa Pháp Vân (đường 37-phường 18 ,quận Tân Bình),được tạc từ  hai khối đá hoa cương có chiều dài 10 thước, rộng 4.2 thước  và cao 5 thước được thực hiện bởi 15 thợ điêu khắc trong suốt 3 năm (2010-2013) và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt (ở thế đứng) bằng đồng cao nhất Việt Nam.

Tài liệu [6]  đăng trên mạng tháng 11 năm 2022, cũng có những quan sát như trên :  ‘’Khi tôi về, dĩ nhiên là có cả đi chùa lễ Phật. Từ Sàigòn cho đến các tỉnh thành, chùa chiền giờ rất “hoành tráng”, sơn son thếp vàng rất hào nhoáng, chưng bày la liệt tượng La Hán, sư tử Tàu, pháp khí Đài Loan, đèn đá Hàn quốc. Chùa chiền giờ to lớn đồ sộ, những ngôi chùa như cung vàng điện ngọc, những pho tượng khổng lồ rồi chưng bày la liệt cây kiểng, bonsai’’.

9- Do bởi các biến cố  vào năm 1963,Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) được thành lập vào ngày 31 tháng Chạp năm 1963 bởi 13 tổ chức Phật giáo miền Nam và miền Trung thuộc Phật giáo Đại thừa (Bắc tông) (Bắc tông) lẫn Phật giáo nguyên thủy (Nam tông). Từ sau năm 1975 đến nay, GHPGVNTN vẫn còn là một tổ chức tôn giáo kiên cường không công nhận chế độ cộng sản.

Theo tài liệu [7] Chỉ những chùa thông bạch đề rõ ràng Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN)  là các chùa không chịu để bọn thầy chùa quốc doanh ngụy quyền cộng sản chỉ huy;

Tài liệu [8] ghi : Tôn giáo độc lập hiện nay đang ở trong những tình thế vô cùng khó khăn vì sự vây hãm của ngụy quyền cộng sản Việt Nam.

10- Ngày nay,tất cả các ngôi chùa, tịnh xá vá niệm Phật đường trong tỉnh Gia Định, ngoại trừ chùa Giác Hoa thành lập năm 1920 , nằm trên đường Nguyễn Văn Học-quận Gò Vấp, đều phải gia nhập  vào cái hội  Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) không Thống Nhất của ngụy quyền cộng sản;

Theo tài liệu [9] : Năm 1981, Nhà nước (ngụy quyền cộng sản) thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam mới (GHPGVN), nằm dưới quyền kiểm soát của Mặt Trận Tổ Quốc và ra chiến dịch triệt hạ những nhân sĩ, tu sĩ Phật giáo có tinh thần phản kháng việc chính trị hóa tôn giáo này.

Hơn nữa,theo tài liệu [10] : Cái Mặt trận Tổ Quốc này lại  là một tổ chức được ngụy quyền cộng sản nặn ra, dùng để thúc đẩy người dân thi hành  các chính sách của đảng cộng sản Hà Nội. Các đại biểu  của cái  Mặt trận Tổ Quốc này được bầu bởi nhiều cách thiếu lương thiện.

Chùa Giác Hoa,đường Nguyễn Văn Học-quận Gò Vấp,không những không gia nhập  cái Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) không Thống Nhất lại còn là nơi đặt trụ sở của Văn phòng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), nên bọn ngụy quyền cộng sản đã thường xuyên sách nhiễu chùa này trong nhiều năm qua.Ngày nay, không biết số phận ngôi chùa ra sao ?

Theo tài liệu [11] viết : Giáo hội ở xứ Chiều Nay (Việt Nam cộng sản) được phân ra làm hai nhánh: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN)  và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).

GHPGVN thì nhờ Đảng (cộng sản) nên khỏe mạnh béo tốt, tươi tỉnh vì THÍCH tiền trước; Còn Phật được coi là dụng cụ để hành nghề mà cầu DANH, cầu LỢI và có thể dùng cả tiền Phật tử, chân trong Chùa, chân ngoài Chùa để liên kết, móc nối bầy đàn đua đòi cái bằng dổm Tiến sĩ nọ kia và ngồi trong Quốc hụi gật lia lịa cho oai

Do thể chế độc tài, độc đảng, lại cộng thêm bất tài, nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và kéo theo nền Đạo đức xuống dốc, nên Phật giáo ở Việt Nam đang trong giai đoạn mạt pháp. Vào chùa ta gặp bọn Ma tăng (sư  quốc doanh) kiếm tiền sau lớp áo cà sa là nhiều. Nếu ta hỏi họ về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Giới-Định-Tuệ, hay cách tu phước huệ song hành cụ thể như thế nào… là họ ngu ngơ như bò ngả nón. Các  “THÍCH” bận áo cà sa đỏ vàng kia mà chỉ chú trọng làm hòm công đức cho to và chăm ngả nón trông tiền, THÍCH tiền, nhìn thấy tiền cười tươi như nghé. Nhưng không dạy Chúng sinh về Đạo, thì mạt pháp cũng là phải thôi. Và đó chính là cộng nghiệp (?) cho cả Dân tộc.

Tài liệu [12] cũng viết tương tự như trên : Các sư  quốc doanh  làm trò láo để quảng cáo chùa của mình, để thêm nhiều khách cúng bái, để thùng phước sương thêm đầy. Phật  cũng đành bỏ ngôi cao mà đi khi thấy những kẻ đại diện mình đến với mọi người bằng những điều xảo trá.

Theo tài liệu [13] : Suốt nhiều thập niên, nhà nước Việt Nam cố gắng dựng nên một “đạo Phật mới trải rộng của thời đại cộng sản, với sự hỗ trợ của những kẻ lãnh đạo Phật giáo có khả năng thu công chúng. Điều này cũng có nghĩa, một khi “Giáo hội mới” (GHPGVN) phát triển thì cũng sẽ khiến người ta quên đi Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), một hội truyền thống có từ năm 1964 ở Việt Nam (miền Nam Việt Nam thì đúng hơn).

Nhưng đến ngày hôm nay, thì nhìn lại, mọi chuyện dường như đã vượt khỏi sự kiểm soát của những người suy tính về một Giáo hội Phật giáo mới (GHPGVN). Những “thủ lĩnh áo vàng mới” (sư quốc doanh) đều là những kẻ không đủ đức độ cũng như học thuật, và một khi chạm tay vào danh và lợi, thì những thủ lĩnh đó chỉ còn kịp khoác chiếc áo và cất lời hô xung trận kiếm tiền. Nếu không “leo” lên hệ thống trực tuyến để nói những lời điên dại tấn công những tôn giáo khác nhằm chứng minh sự đắc lực của mình thì họ cũng truyền bá những điều quái dị u mê nhân danh Phật giáo ,để làm mê hoặc tín đồ.

Còn GHPGVNTN thì lại một lòng theo Phật. Đặt Đạo lên trên hết, để truyền bá những kiến thức thâm sâu về phương cách diệt trừ khổ đau, về PHƯỚC và HUỆ của vị Đại trí, Đại đức, Đại từ bi của Nhân loại cho Nhân loại. Mục đích để Chúng sinh hiểu biết đúng về Phật, từ đó mà cứu Chúng sinh ra khỏi bể khổ trầm luân, chứ không rút tiền trong túi của Chúng sinh bằng sự truyền bá bậy bạ, do người đời tự nghĩ ra.

Bởi vậy,những Nhà lãnh đạo tinh thần của GHPGVNTN  là những người có Giới, Định, Tuệ tuyệt vời. Họ là những vị Hòa Thượng học cao, hiểu rộng, sáng láng, đáng kính và uyên bác.

Theo tài liệu [14] :  Áo cà sa Phật giáo trên thế giới có nhiều màu. Nhưng  Phật giáo ở Việt Nam ngày nay chỉ có một màu mà nhiều nước trên thế giới không có, đó là màu đỏ của máu. Những chiếc cà sa nhuộm màu đỏ này không hề dễ thấy, nó được che chắn nhiều phía, từ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPHVN không Thống Nhất) tới các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, từ Mặt Trận Tổ Quốc tới Ban Tuyên Giáo Trung Ương, từ Bộ Công An tới chùa Quán Sứ… Một chuỗi những cơ quan đỡ đầu cho những chiếc áo mang màu sắc tu hành nhưng thật ra là để phá nát hệ thống Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất  (GHPGVNTN), theo hướng “chia để trị” như thời Pháp Thuộc.

Nhưng may mắn thay,theo tài liệu [8] : Trên bàn cờ đàn áp tôn giáo, Hà Nội đã vỗ tay vui mừng nhiều lần và nghĩ rằng GHPGVNTN đã vào giai đoạn cùng tận. Thế nhưng lòng người và những diễn biến thì lại khác biệt, cùng với sự suy đồi của Phật giáo do nhà nước Việt Nam (GHHPGVN), người ta có cơ hội nhìn thấy giá trị nguồn cội quý giá của Phật Giáo tinh khiết Việt Nam, hiện vẫn nằm ở GHPGVNTN.

Cũng phải ghi thêm rằng, mặc dầu cái GHPGVN (không Thống Nhất) chẳng ra gì nhưng hiện nay bọn ngụy quyền cộng sản  vẫn xử dụng cái hội này để chỉ huy một số chùa Phật giáo ở hải ngoại.

Mười ba (13) ngôi chùa ở Gia Định do việt cộng bí mật điều hành được phát hiện . Núp dưới cửa thiền và lợi dụng sự tự do tôn giáo,chúng đã lấy các nơi này làm căn cứ, sào huyệt ẩn núp,tàn trữ vũ khí, liên tục trong những năm 60,xuất phát nhiều cuộc tấn công võ trang, bắn phá gây mất an ninh của tỉnh Gia Định và thủ đô Sàigòn. Ngày nay sau năm 1975, các chùa này vẫn còn tiếp tục hoạt động cho ngụy quyền cộng sản.

—>Phụ đề

This entry was posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, TM, TM: Các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong tỉnh Gia Định. Bookmark the permalink.

Ý kiến - Trả lời