Chuyện vui nhất thế kỷ.. Nên đọc!

Đây là chuyên vui hay nhứt thế kỷ . Không cười chết liền !!

Phải đoc để cười cho đời thêm tươi !! Công nhận là báo chí của nhà nước can đảm cùng mình mới đăng những chuyên ‘NGU’ không để mô cho hêt như chuyên này. Hay nhất là phần “comments ” của độc giả ở dưới để thấy dân VN trong nước khôn ra rồi, khó mà nhồi sọ!!!

Thân chuyển, các bác nào quởn chút thì mới đọc cho vui, và quan trọng là phần comments để thấy miền Nam đã “giải phóng” miền Bắc, đồng thời với thời đại điện toán không thể còn bưng bít sư thật. Vậy mới thông cảm với CS vì sao chúng phải ngu dân, vì nếu không ngu dân thì uổng phí mất sở trường (bịp) của chúng sao 🙂

(cũng nguyên văn bản tin này, mà cách đây 40 năm lại sẽ có hàng loạt trẻ em miền Bắc sôi sục đòi “sinh Bắc tử Nam”…)

Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH–1 của Mỹ

Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng – Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay).

Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dãi chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi hạ một mình hơn 8 chiếc máy bay UH – 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.

Đất nước giải phóng, dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cựu binh năm nào vẫn còn đau đáu một nỗi lòng với những người đồng đội đang nằm lại nơi rừng xanh, núi cao chưa tìm thấy hài cốt.

Từ năm 1990 đến nay, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến băng rừng, vượt suối về lại chiến trường xưa để tìm kiếm, cất bốc mộ đồng đội.

Người cựu binh nặng lòng với quá vãng ấy là ông Bùi Minh Kiểm (SN 1942, trú tại đường số 5, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), một “địa chỉ đỏ” trong hành trình đi tìm mộ liệt sĩ của thân nhân những người lính ngã xuống trên chiến trường Quảng – Đà.

sat_thu_diet_may_bay_My_di_tim_dong_do

Ông Kiểm đang kể cho con cháu nghe về những trận đánh năm xưa.

Sau nhiều lần tìm đến nhà, cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông vừa trở về sau chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực rừng núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam).

Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.

Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH – 1 của Mỹ xuống mặt đất.

Dẫn chúng tôi lên căn phòng chất đầy những kỷ vật một thời lửa đạn như: bi đông nước, ba lô con cóc, dép cao su…, ông kể: “Gia đình tôi có 4 anh em trai thì hết 3 người xung vào quân đội, 4 chị em gái cũng lần lượt vào thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường lớn miền Nam.

Riêng tôi con út nên được ở nhà, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc giã, bạn bè cùng trang lứa đã xếp bút nghiêng lên đường, mình ở nhà sao được?”.

Mặc cho gia đình can ngăn, ông vẫn viết đơn nhập ngũ và xin vào chiến đấu ở mặt trận Quảng – Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất lúc bấy giờ.

Sau gần nửa năm huấn luyện trong gian khổ, ông được biên chế vào đơn vị 91 Đặc công (thuộc Quân khu V), thực hiện các nhiệm vụ đánh “thọc” sâu bên trong lòng địch, bảo vệ các cứ điểm quan trọng.

Với một người lính trẻ vừa kết thúc mấy tháng quân trường, đó bước thử thách khắc nghiệt, khó khăn. Trải qua những trận đánh ác liệt, có những lúc đối diện với cái chết trong gang tấc đã hun đúc tinh thần người lính trẻ.

Sự ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhiều đồng đội, cũng không thể khiến ông khuất phục.

Trong đời binh nghiệp của mình, ông nhớ nhất là trận đánh “không ngang sức” với kẻ thù, buộc ông phải gieo mình xuống sông để tránh bị rơi vào tay kẻ thù. Nhắc lại chuyện xưa, trong đôi mắt của người lính già ngấn lệ, hồi tưởng về một thời máu lửa đã qua.

Ông kể, đó là vào khoảng 9 giờ một ngày tháng 4/1968, khi đơn vị của ông gồm 4 người (thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140 – Bộ Quốc phòng) đang đào hầm trên bãi cát gần bờ sông Vu Gia (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam – PV) để bảo vệ một điểm trung chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Quảng – Đà.

Trong lúc 4 người đang đào công sự thì địch sử dụng máy bay do thám phát hiện. Chỉ khoảng một giờ sau, hàng chục chiếc trực thăng của địch bất ngờ đổ bộ xuống vị trí cách đơn vị ông chưa đến 20 mét.

Trước khi đưa lính tới càn, bọn chúng đã cho pháo tập kích, dập tả tơi quanh khu vực bán kinh 1km trở lại. Trận pháo kích dữ dội đã làm 2 chiến sĩ của đơn vị trúng đạn, hy sinh.

Biết địch chắc chắn sẽ cho quân càn tới để tiêu dịch cứ điểm quan trọng này nên ông và đồng đội Nguyễn Phú Thao (ngụ TP.Hải Phòng) quyết một phen sống mãi với quân thù.

Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.

“Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn” – ông Kiểm nhớ lại.

Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên.

Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.

Sat_thu_diet_may_bay_My_di_tim_dong_do2Người lính già Bùi Minh Kiểm (đứng bế cháu, thứ 3 từ phải sang trái)
cùng thân nhân những người đi tìm hài cốt liệt sĩ.

Quân Mỹ – ngụy tưởng rằng, chúng đang đụng độ với một đơn vị bộ đội của ta nên tiếp tục cho quân đổ bộ và tăng cường hỏa lực trấn áp.

“Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay” ông Kiếm kể.

Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH – 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.American Soldiers Jumping from Helicopter in South Vietnam

Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH – 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.

Tiếng nổ của chiếc UH – 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.

Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH – 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt”.

Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao lên đạn súng máy thì tôi chạy thắng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái.

Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt”.

Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lãng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” – ông Kiểm kể.

Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch.

Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ – ngụy.

Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.

Kể đến đây, ông Kiểm quay sang nhìn tấm di ảnh của ông Thao treo trang trọng trong nhà và ông xúc động:

“Đến bây giờ, tôi cũng không nghĩ là mình may mắn còn sống. Cả đơn vị tôi hôm ấy đã hy sinh gần hết, chỉ còn lại tôi. Bà con đã nuôi dấu tôi hơn 2 tuần cho hồi phục rồi tìm đường trở lại đơn vị chiến đấu”.

Sau trận ấy, ông được đơn vị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Đó xem như là phần thưởng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người lính trẻ năm nào. Trở về đơn vị, ông và đồng đội lại bước vào những trận chiến gian khổ và khốc liệt hơn.

Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà – Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng.

Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy.

Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét).

80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó…

Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

Đơn vị được tặng 10 Huân chương Quân công, hàng trăm Huân chương Chiến công, được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1973…”.

Trong thời gian 1964-1975, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ông Kiểm được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 4 danh hiệu Dũng sĩ (diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt máy bay, diệt xe cơ giới), 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến và 31 bằng khen, giấy khen các loại…

Cuộc trò chuyện bỗng trầm xuống khi chúng tôi nhắc đến những chiến thắng, ông rưng rưng nước mắt:

“Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được”.

Hạ Nguyên

——————————

Một số lời bình tiêu biểu:

  1. Câu truyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký!”, thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!

  2. Hay chỉ là trực thăng bằng giấy cúng cô hồn Rằm tháng Bảy mà bác Kiểm nhà ta thần hồn nát thần tính nhìn lộn vậy ta… hihi…

  3. Thật hãi quá các cụ ơi. Nghe nói hồi xưa có vụ chiến sĩ ta cầm K54 bắn rơi B52 nữa đấy!

  4. Cụ Bùi Minh Kiểm đúng là Hercule của Việt Nam! Vãi thật siêu nhân à!

  5. Superman có họ hàng người Việt mà bây giờ mình mới biết!

  6. Xin các bác nhà báo có bơm thì cũng bơm vừa phải thôi chứ; bơm quá đối tượng bay như bong bóng mất.

  7. Nhảm thật! Sau trận pháo kích dữ dội mà đơn vị ông Kiểm vẫn còn sống và bám gần đó và vẫn còn bất ngờ khi quân Mỹ đổ bộ xuống ngay đó thì ông ổng là Rambo và chẳng biết gì về kỹ thuật quân sự cả.

  8. Theo câu chuyện kể thì lúc đang đứng dưới hào chiến đấu, ông này đã nhảy lên nắm càng máy bay lôi nó xuống đất. Xin hỏi máy bay này nếu nó biết bên dưới là địch, thì khoảng cách nó giữ với mặt đất không lẽ chỉ 1, 2 mét? Hơn nữa ông này còn đứng dưới hào, là ít ra phải ngang hông, coi như ông muốn với tới máy bay phải nhảy như người nhện. Chưa kể ổng nặng bao nhiêu? Cho hết quân trang quân dụng ổng nặng cỡ 100kg thì nhằm nhò gì với cái trực thăng này?

  9. Ghét nhất là đọc mấy đoạn kể lại của bố Kiểm. Toàn suy diễn và bịa chuyện, chẳng thể tin nổi.

  10. Chắc tay phóng viên xem phim “siêu nhân” hơi bị nhiều!

  11. Tung chảo chém gió thì cũng để đức cho con cháu với chứ.

  12. Chao ôi, nghe khắm y như lũ Bắc Triều Tiên!

  13. Trực thăng Mỹ nó bắn rocket mà hạ thấp đến mức cho bác bám vào à? Mức đó thì nó bắn xong nó nổ luôn chắc.

  14. Học ngữ văn của Việt Nam là biết khả năng chém gió khủng đến cỡ nào! Nói khoác một mình dùng súng AK47 bắn hạ cả đống máy bay chưa đã sao lại còn bảo kéo cả UH-1 xuống bằng tay không. Ngày đó thân xác bác Kiểm đặc công nhà mình nặng giỏi lắm khoảng 50kg. Sao bác tài thế! Tại hạ khâm phục! Khâm phục!

  15. Vẫn biết tiền bối có công rất lớn nhưng cái gì cũng phải có giới hạn. Tiền bối viết bí kíp võ công như thế thì hậu bối chỉ có tẩu hỏa nhập ma…

  16. Thế hóa ra cái trực thăng nó bay tới mức đủ thấp để ông này chạy chạy chạy lại bám càng, mà cả thằng phi công lẫn thằng xạ thủ ở trong không làm được gì hả? Nhẽ bọn Mỹ nó ngu quá thiểu năng vậy hả? Hay ông này còn có cả khả năng chạy siêu nhanh như của Flash?

  17. Vãi đái với báo chí tuyên truyền. Tuyên truyền trong thời chiến còn hiểu được, còn thời này mà cứ thế này bảo sao bọn thanh niên càng ngày càng ngu, không suốt ngày hổ báo cáo chồn giết người chặt đầu hiếp dâm xác chết…

  18. UH-1F sử dụng động cơ mới General Electric T-58-GE-3 với công suất 1,325 hp. UH-1H sử dụng đông cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1400hp. Điều đó có nghĩa là động cơ của nó mạnh từ 1,325 đến 1,400 mã lực. Muốn kéo nó đứng lại phải cần một đối lực bằng ít nhất là 1,300 con ngựa. Bác Kiểm có đi học không nhỉ?

  19. Từ bé đến giờ tôi đâu có thấy máy bay trực thăng UH-1H là cái giống gì đâu bác. Cho nên nghe bác bảo bác là “anh hùng tay không quật ngã trực thăng UH–1 của Mỹ” thì tôi bèn chỉ còn biết lắc đầu le lưỡi phục bác sát đất thôi.

  20. Có phải khi xưa bác cư ngụ gần kho đạn Long Bình chăng mà nổ đinh tai vậy?

  21. Bác nổ còn hơn bom tấn. Bác coi trời bằng vung, coi trí tuệ của bàn dân thiên hạ như dân Bắc Hàn khóc lãnh tụ mới dám tồn trữ của quý.

  22. Kỷ lục nâng vật nặng thế giới là 458 kg. Vậy vị anh hùng Bùi Minh Kiểm của chúng ta mạnh hơn đương kim vô địch thế giới bốn lần. Quá khủng khiếp.

  23. Thì đã bảo “Với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” mà lị. Với cách nói ngông này, ông kéo trực thăng một phát là xuống ngay.

  24. US Marine Treating a Vietnamese Girl Tớ cũng đã được thiền sư Nhất Hạnh nhồi sọ về sức quạt yếu ớt của trực thăng Mỹ khi cụ viết trong cuốn Hoa Sen Trong Biển Lửa rằng:

    “Tôi không thể nào quên được hình ảnh mà tôi trông thấy hôm đó. Chiếc trực thăng hạ dần xuống làm cho những con bò đang kéo chiếc xe đi trên con đường quê sợ hãi chạy nhanh, và cả người cả thúng mủng đồ vật rơi long lốc xuống đường làng. Trên bờ ruộng những người lính Mỹ đã xuống trực thăng, áp tới bắt cóc người thiếu phụ đang lồm cồm ngồi dậy trong tay còn ẳm đứa con trai hai tuổi. Nét kinh khiếp hiện rõ trên khuôn mặt người đàn bà nhà quê trẻ tuổi và trên mặt bà mẹ già đầu bạc. Người thiếu phụ trao con cho mẹ với một cái nhìn không thể nào tả nổi. Và bà mẹ già nét mặt đau thương, chỉ biết đưa tay ôm lấy đứa cháu và nhìn theo, vô cùng tuyệt vọng.”

    Gió từ cánh quạt trực thăng yếu thật đấy, trong khi giặc lái kéo người thiếu phụ lên máy bay mà còn dám để cụ Nhất Hạnh đứng sát mặt hai mẹ con bà cụ để nhìn thấy được “cái nhìn không thể nào tả nổi”… hihi…

  25. Cái loa tuyên truyền phát ra đều có cơ sở, ngay cả người có thể đi trên ngọn lúa. Một anh nói phét có thể chưa được ai tin nhưng ngàn anh nói phét là nhìn lên trời thấy râu Lê Nin thì chục anh còn lại cũng hô lên “Ừ nhỉ… đúng là râu cụ Lê Nin đã hiện ở trên trời!” Quên mất, không biết cái đó gọi là gì. Thôi tạm gọi nó là… hiệu ứng nói phét!

  26. Ngày xưa từng có những phi công quân đội nhân dân ta “rình trong mây, đợi máy bay của địch bay ngang qua rồi nhảy từ máy bay của ta sang máy bay của chúng, nạy cửa bắt sống phi công địch”… theo lời của các cụ Tuyên Huấn thì đây cũng là câu truyện và nhân vật có thật, nhưng tạm thời chưa xác định rõ danh tính, tuổi tác, cũng như là tên của hành tinh nơi sự việc ly kỳ ấy xảy ra. Hahaha…

  27. Các chiến công vang lừng của anh bộ đội Hai Thiêng mà các cụ đăng báo thì còn kinh khủng hơn nhiều, tuy các chi tiết cũng là ba xạo nhưng mà ít ra còn có cái… tên là thật, thế mà chưa được xây công viên để tuyên dương!

  28. Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám, Lê Thị Thu Nguyệt, Đặng Hoàng Ánh xin chào thua cụ Bùi Minh Kiểm!

This entry was posted in Tin (thấy) tức từ Thiên-đường Xuống Hàng Chó Ngựa, Vui cười-Phiếm-luận-Tạp ghi. Bookmark the permalink.

3 Responses to Chuyện vui nhất thế kỷ.. Nên đọc!

  1. conlinhnguy says:

    Hôm nay lang thang internet lụm được bài này của VC tuyên truyền “thành tích chống mỹ” xin cô Lê Thy và cô chú bên ấy trả lời xem bọn Việt cộng nó nói thiệt hay ba xạo nhân đây rất cám ơn.

    Hành trình “lột xác” thành “mỹ nữ” của chiến sĩ tình báo

    Từng tận mắt chứng kiến người anh ruột và đồng đội hi sinh, trong lòng cậu bé Thắng lúc ấy đã hừng hực lửa căm thù, chỉ mong có cơ hội để trả thù nhà, nợ nước.

    (Ảnh “Cô gái” Huỳnh Thị Thanh xem đường dẫn phía dưới)

    Sau này lớn lên, người con của quê hương Đồng Khởi được tổ chức tín nhiệm giao nhiệm vụ tối mật. Đó là cải trang thành thiếu nữ để thâm nhập vào “Nữ thám báo Thiên Nga Phụng Hoàng”, một tổ chức hoạt động hết sức ma quái của địch. Suốt 5 năm “giả gái” tác chiến độc lập trong lòng địch, chiến sĩ tình báo huyền thoại không hề để lộ một chút sơ hở nào. Chính điều đó đã giúp cho viên tình báo Huỳnh Văn Thắng cung cấp được nhiều thông tin giúp du kích tiêu diệt được nhiều tên ác ôn nằm vùng.

    Quá khứ cơ cực của cậu bé xứ dừa

    Trước mặt chúng tôi là người đàn ông ngoài 60, gương mặt đôn hậu, ông cười giòn: “Hồi xưa lúc giả gái tui gọn ghẽ lắm, da trắng trẻo chứ không đen như bây giờ”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều anh hùng đã hi sinh cho cách mạng xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Mảnh đất này cũng từng là cái nôi cho cuộc Đồng Khởi năm 1960. Ở nơi đây, ngày ngày có câu bé Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng) suốt ngày len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán bánh bò, bánh dừa. Trong gia đình, cha và hai anh lớn đi theo cách mạng, ở nhà chị còn bà mẹ già và hai em gái, nên ngay từ nhỏ mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do một bàn tay Thắng lo lieu.

    Hàng ngày, cậu bé Thắng đi dọc ven sông khi ở vùng bến đò, bến xe, chợ Ngã Năm với đôi chân trần, khoác lên mình chiếc áo bà ba trên tay là một thúng bánh trái. Miệng rao bán: “Ai bánh bò, bánh dừa, bánh chuối…”. Nghe tiếng rao từ lúc mặt trời còn chưa ráo sương của cậu bé độ chừng 13, 14 tuổi của Thắng, ai cũng suýt xoa khen ngợi, còn nhỏ mà rất hiếu thảo. Đã thế, tuy suốt ngày phơi nắng đến tận tối mịt mới về, nhưng cậu bé Thắng lại có nước da trắng bóc, khuôn mặt bầu bĩnh, khó mà phân biệt được trai hay gái nên ai cũng quý mến. Có lẽ vì được ưu ái như thế, chuyện buôn bán của Thắng rất “xuôi chèo” đi đâu cũng có người ủng hộ mua bánh trái.

    Năm Thắng 17 tuổi, nhận thấy chàng trai là con nhà nghèo nhưng lại có truyền thống cách mạng, siêng năng làm việc nên xã đã cử đi học lớp cứu thương để về cứu chữa cho thương binh. Cũng từ đây, Năm Thắng bắt đầu bén duyên với nghiệp chiến sĩ tình báo. Ngoài việc thức dậy từ sáng sớm để đi “buôn thúng, bán bưng”, Thắng còn đi làm “chú liên lạc” với “cái chân thoăn thoắt” ngày ngày đi lấy tin tức của Đài tiếng nói Việt Nam từ Hà Nội và Đài Phát thanh Nam bộ phục vụ cho quân ta nắm bắt tình hình chiến sự.

    Trước đó, Năm Thắng đã từng tận mắt chứng kiến người anh trai thứ ba Huỳnh Văn Tác hi sinh trong trận đánh lịch sử năm 1968. Không có gì đau đớn hơn trước sự ra đi của người thân, cậu bé Thắng đã nuôi trong mình lòng căm hận bọn giặc Mỹ vô cùng sâu sắc. Có lúc, Thắng còn tức giận đòi đem dao đi tìm bọn lính Việt Nam Cộng Hòa chém cho tả tơi. Nhưng khi nghe bà mẹ phân tích thiệt hơn, “anh hùng mười năm trả thù không muộn”. Từ đó, Thắng đã nhen nhóm trong mình ý chí trả thù lũ giặc ác ôn hại dân.

    Càng ngày tình hình chiến sự càng thêm gay gắt, khi bọn địch hoạt động ngày một xảo quyệt hơn. Đặc biệt, lúc bấy giờ tại khu vực huyện Mỏ Cày và các vùng lân cận xuất hiện một tổ chức của Mỹ hoạt động rất tinh vi, chúng đã phái nhiều quân trà trộn vào quân ta giết hại nhiều cán bộ cách mạng. Đó là tổ chức tình báo Thiên Nga. Đứng trước nhiều mối lo nguy hại, vào cuối năm 1970, Ty Công an Trưởng tỉnh Bến Tre đã ra chỉ thị bằng mọi cách phải đưa được người của ta vào trong lòng địch. Áp dụng kế sách “lấy độc trị độc”, cài nữ tình báo của ta vào tổ chức này. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao tìm được một nữ thám báo vừa nhanh nhẹn, gan dạ lại đầy mưu lược và đáng tin cậy để nhận lãnh nhiệm vụ được giao phó. Dường như đây là một việc làm khó khăn, tưởng chừng như rơi vào bế tắc.
    Lại nói về cậu bé Năm Thắng nay đã trưởng thành, ra dáng là một người thanh niên khôn lớn, lanh lẹ, hoạt bát. Trong thời gian này, Năm Thắng được cử đến chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội, Trưởng Ty Công an Bến Tre đang về xã Định Thụy để trực tiếp tổ chức mạng lưới tình báo của ta. Nhìn thấy cậu thanh niên đi đứng nhẹ nhàng lại có nước da trắng như bông bưởi, dáng người gọn ghẽ, cao ráo. Ngay lập tức, trong đầu ông nảy ra ý định nhờ Năm Thắng giả làm con gái, thâm nhập vào tổ chức hoạt động đặc biệt này.

    Lột xác thành mỹ nữ để hoạt động

    Sau khi nhận lời “giả gái” làm nữ thám báo, Năm Thắng vừa mừng vừa lo, bởi cử chỉ nhẹ nhàng giống thiếu nữ thì ông “có thừa”. Nhưng ngặt nỗi, về giọng nói thì vẫn “chuẩn” nam giới, nên Năm Thắng đã về thưa lại với mẹ là bà Trương Thị Chánh. Khi nghe con trai thông báo sẽ tham gia vào tổ chức nữ thám báo của Thiên Nga để làm tình báo, bà Chánh đã ủng hộ con trai hết lòng. Và bà trở thành “quân sư” bất đắc dĩ, chỉ bảo con trai cách hành xử đi đứng như một thiếu nữ miệt vườn thực thụ.
    Bẵng đi một thời gian, người dân trong vùng Định Thụy không ai còn nghe thấy tiếng rao thánh thót vang cả xóm vào mỗi buổi sáng của con trai bà Chánh lang thang bán bánh lá dừa. Thì ra, để có thể hóa thân làm con gái được suôn sẻ, suốt thời gian đó Năm Thắng đã đóng cửa trong nhà để “tu” làm kiếp “thân gái dặm trường”. Cậu thanh niên ngay từ nhỏ chỉ quen với bàn tay nắm chiếc chổi xệ quét nhà, tay chai sạn vì suốt ngày bưng bê thúng bánh trái nay phải tự học nhảy đầm để có bước đi uyển chuyển, là lượt. Trước đây, ăn uống xuề xòa là thế nay phải ăn uống từ tốn để cho ra dáng thư thái. Ngoài ra, để trở thành người “con gái” quyến rũ, làm chao đảo đám lính ngụy háo sắc, Năm Thắng còn phải nâng ngực, mặc áo ngực, để tóc dài uốn ngang vai và gội đầu bồ kết để thêm phần nữ tính.
    Một thời gian ngắn “rèn giũa”, hình dáng bên ngoài của Năm Thắng đã giống con gái. Tuy nhiên, “bản chất” nam giới của ông thì vẫn chưa có gì thay đổi. Lúc ấy, Năm Thắng chợt nghe các chú, các bác trong tổ chức “mách nước” rằng có một loại thuốc (hóc môn –PV) khi tiêm vào cơ thể người đàn ông thì bộ phận sinh dục sẽ bị “teo” lại và có thể mất luôn khả năng dòng dõi. Sau nhiều đêm vắt tay lên trán trằn trọc suy nghĩ, ông quả quyết: Để có thể trả thù nhà, nợ nước và giúp cho cách mạng thì hi sinh hạnh phúc của bản thân cũng không còn gì phải hối hận. Nghĩ là làm, ngay sáng hôm sau ông một mình đến gặ bác sĩ Từ đề nghị ông chích mũi thuốc làm giảm “nam tính” trong ông.

    Khi nghe chàng trai còn trẻ tuổi lại có đề nghị không giống ai, vị bác sĩ nọ đã khước từ và giải thích, chích thuốc này vào hậu quả là khôn lường và có thể bị tuyệt tự, không vợ không con. Vậy nhưng, Năm Thắng vẫn cố nài nỉ: “Thôi bác sĩ cứ chích cho con đi. Vì cuộc sống của con hiện giờ rất khó khăn, con phải đi buôn bán để nuôi cha mẹ già và hai em nhỏ. Thời buổi buôn bán khó khăn, là thân con trai rất khó cho việc buôn bán. Hoàn cảnh của con sau này như thế nào thì kệ thôi, đành phải phó mặc cho số phận”. Nghe lời tỉ tê của Năm Thắng, bác sĩ Từ có phần xiêu lòng. Nhưng vì đây là chuyện liên quan đến hạnh phúc cả một đời người, ông không thể tự quyết định. Ông yêu cầu Năm Thắng phải đưa mẹ đến đây gặp bác sĩ và được sự đồng ý của bậc làm cha mẹ mới có thể tiến hành chích thuốc.

    Làm theo lời bác sĩ “nếu chị Hai (mẹ ông Thắng) nhất trí tôi sẽ giúp”. Nên lần sau đến, ông đã đưa mẹ đi cùng. Khi nghe bác sĩ trình bày, do biết trước được ý nguyện của con trai mong được phục vụ cho cách mạng, bà Chánh cũng “giả lả”: “Thôi giờ nguyện vọng của thằng Năm nó muốn như vậy, tôi làm mẹ cũng đau khổ lắm. Nhưng bác sĩ thương gia đình tôi, bác sĩ cứ cho nó được toại nguyện”.

    Sau hơn nửa năm trải qua nhiều lần “sát hạch” khả năng “giả gái” của tổ chức và của người “thầy” gần gũi với ông nhất là bà Chánh, Năm Thắng chính thức bước ra ngoài với một diện mạo mới. Người dân Định Thủy ai nấy đều “mắt tròn mặt dẹt” khi phát hiện Huỳnh Văn Thắng là đứa con gái để tóc ngắn bấy lâu nay của bà Chánh. Cũng từ đó, người dân không ai còn thấy cậu thanh niên Năm Thắng lam lũ với dép lê nơi đầu đường xó chợ, mà thay vào đó là cô thiếu nữ miệt vườn nói năng nhẹ nhàng, nghe rất mượt với làn da trắng như bông bưởi, khuôn mặt phúng phính bầu bĩnh, vóc dáng cân đối. Cùng với diện mạo mới, Năm Thắng cũng đổi thẻ căn cước mới, lấy tên là Huỳnh Thị Thanh mật danh F5, hay còn gọi là Năm Thanh. Cũng từ đây, cuộc đời của “cô gái” Năm Thanh bắt đầu những ngã rẽ mới khi nhận nhiệm vụ tác chiến độc lập nơi hang hùm miệng sói.

    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=848479#ixzz2y74jS0KE
    doc tin tuc http://www.xaluan.com

    Bọn chúng chỉ viết đến đây thôi

    Like

  2. Nguyen says:

    Loai bai tuyen tuyen re tien nay duoc viet ra de cho bon dinh cao tri tue loai nguoi doc. Toi con nho bon lao ca nay viet trong mot bai tuyen tuyen khac ma toi quen ten rang trong tran khong chien voi khong quan US Airforce o ngoai bac viet, may bay phan luc cua ta dau lai va nup trong may de phuc kich giac may bay my.No lam nhu la may bay phan luc cua chung danh tran nhu may cai thang du kich chem vè o duoi dat vay. Het thuoc chua may cha noi nay.

    Like

    • Lê Thy says:

      nguyen ơi, em quên có câu : “không phét lát thi không phải là Vẹm à ?” và…bây giơ người ta không còn nói :”Nói láo như Cuội!” mà nói`”Nói láo như Vẹm!”

      Like

Ý kiến - Trả lời