MÙA XUÂN QUÊ HƯƠNG VÀ KHÓI SÚNG (Vương Mộng Long -K20)

Chúng ẩn hiện sau những bờ đất hướng Nam con lộ. Tôi ra dấu cho Chuẩn úy Ðạt, Trung Ðội 3, và Thượng sĩ nhất Huỳnh, Trung Ðội 2, sẵn sàng chiến đấu.

Thế rồi…

“Ðùng! Ðùng! Oàng! Oàng! Chiu! Chíu!…” mìn nổ, đạn bay…địch khai hỏa!

Ðạn địch, trung liên, đại liên, AK47 từ trên dốc và khu ruộng khô bên trái lộ bắn xối xả về hướng đại đội tôi và đoàn xe sau lưng tôi.

Vậy là, chỉ mười hai ngày sau khi đáo nhậm đơn vị, tôi có dịp nếm mùi “Công Ðồn Ðả Viện”.

Mới mở màn mà trận này đã có vẻ sẽ là một trận lớn!

Cũng may, địch đang vận động lực lượng, mà chưa sẵn sàng! Tôi vào trận không đến nỗi bất ngờ lắm, vì tôi đã kịp thời thấy rõ tuyến dàn quân của địch. Tôi biết mình phải làm gì khi bị rơi vào một tuyến phục kích.

Lần đầu chạm địch với cương vị một đại đội trưởng, tôi cảm thấy hơi khớp. Nhưng những con mắt thuộc cấp nhìn tôi đầy tin tưởng đã khiến tôi vững tâm hơn.

Tôi nhủ thầm:

“Ta là Ðà-Lạt! Ta là một cấp chỉ huy!”

Tôi la lớn:

“Phục kích bên trái đường! Hai bên trái, Ba bên phải, xung phong!”

Những người lính già còn sót lại từ thời Chiến Tranh Ðông-Dương (1945-1954) như Thượng sĩ Huỳnh và Hạ sĩ Mầu đã chứng tỏ sự lợi hại của họ trong những tình huống hiểm nghèo như thế này!

Ông Huỳnh và ông Mầu cùng hô to:

“Xung phong bên trái!”

Nhưng ông Mầu thì kẹp khẩu trung liên BAR vừa bắn, vừa tiến lên trước mở đường, miệng ông oang oang,

– Theo tui! Theo tui! Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng! Sát!

Còn Thượng sĩ Huỳnh, thì xoay ngang khẩu Carbine ngáng sau lưng những anh lính trẻ đang bàng hoàng chần chừ, để đẩy họ chạy lên xung phong. Ông hạ sĩ quan già không ngần ngại xách cổ áo, đá đít những Biệt Ðộng Quân nhát gan đang nằm úp mặt, núp mình bên vệ đường. Ông lùa họ chạy theo đồng đội.

Thoáng chốc, trên cánh đồng mênh mông, từng cụm khói bốc cao, tiếng súng đã vang rền, hòa cùng những tiếng thét “Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng!Sát!…” kinh hoàng.

Tôi cùng Trung Ðội 2 vừa kiểm soát xong khu gò đất hướng Nam và cái miếu thổ địa thì Trung Ðội 3 của Chuẩn úy Ðạt cũng hoàn tất nhiệm vụ làm chủ con dốc hướng Tây.

Sau đó, tôi xua quân nhanh chân chạy lên chiếm giữ khoảng bờ đất cao tới ngực phân chia hai vùng ruộng khô và ruộng nước.

Thế là, chỉ vài phút sau, chúng tôi đã có một địa thế vô cùng thuận lợi để chiến đấu.

Ðoàn xe M113 vừa qua khỏi giai đoạn lúng túng ban đầu, cũng đã bình tĩnh trở lại. Họ xoay thành hình cánh cung sau lưng chúng tôi. Họ bắt đầu tác xạ tiếp tay cho Biệt Ðộng Quân.

Nép mình sau miếu thổ thần, tôi nhận định trận địa.

Khu ruộng thấp trồng lúa trải dài, cặp hai bên con lộ, theo hướng Ðông, Tây. Ruộng cao chạy song song với ruộng nước từ chân tháp Bằng-An tới ga Kỳ-Lam.

Khu ruộng cao trồng đậu phọng, khoai lang, hoặc thuốc lá.

Hết ruộng cao, xa về hướng Nam, là khu nhà dân với vườn phi lao và bãi mía um tùm.

Ðầu xóm là ngôi trường học cũ. Tường bao quanh trường, chỗ còn, chỗ sập. Từ bờ rào ngôi trường, và khu rừng phi lao, đạn địch đủ loại bắn ra đường tới tấp như mưa…

Rõ ràng địch đang vận động một cánh quân lớn từ hướng Tây qua hướng Ðông trường học để đánh bọc sườn Nam của lực lượng bạn.

Trước mắt tôi, những cán binh Việt-Cộng di chuyển thật lộ liễu nơi khoảng trống giữa hai bức tường đổ. Những cái bia sống cài lá ngụy trang, ẩn hiện chậm chạp hơn những cái bia “B” ở Trường Sình Lầy, Dục-Mỹ.

Chúng ẩn hiện sau những bờ đất hướng Nam con lộ. Tôi ra dấu cho Chuẩn úy Ðạt, Trung Ðội 3, và Thượng sĩ nhất Huỳnh, Trung Ðội 2, sẵn sàng chiến đấu.

Thế rồi…

“Ðùng! Ðùng! Oàng! Oàng! Chiu! Chíu!…” mìn nổ, đạn bay…địch khai hỏa!

Ðạn địch, trung liên, đại liên, AK47 từ trên dốc và khu ruộng khô bên trái lộ bắn xối xả về hướng đại đội tôi và đoàn xe sau lưng tôi.

Vậy là, chỉ mười hai ngày sau khi đáo nhậm đơn vị, tôi có dịp nếm mùi “Công Ðồn Ðả Viện”.

Mới mở màn mà trận này đã có vẻ sẽ là một trận lớn!

Cũng may, địch đang vận động lực lượng, mà chưa sẵn sàng! Tôi vào trận không đến nỗi bất ngờ lắm, vì tôi đã kịp thời thấy rõ tuyến dàn quân của địch. Tôi biết mình phải làm gì khi bị rơi vào một tuyến phục kích.

Lần đầu chạm địch với cương vị một đại đội trưởng, tôi cảm thấy hơi khớp. Nhưng những con mắt thuộc cấp nhìn tôi đầy tin tưởng đã khiến tôi vững tâm hơn.

Tôi nhủ thầm:

“Ta là Ðà-Lạt! Ta là một cấp chỉ huy!”

Tôi la lớn:

“Phục kích bên trái đường! Hai bên trái, Ba bên phải, xung phong!”

Những người lính già còn sót lại từ thời Chiến Tranh Ðông-Dương (1945-1954) như Thượng sĩ Huỳnh và Hạ sĩ Mầu đã chứng tỏ sự lợi hại của họ trong những tình huống hiểm nghèo như thế này!

Ông Huỳnh và ông Mầu cùng hô to:

“Xung phong bên trái!”

Nhưng ông Mầu thì kẹp khẩu trung liên BAR vừa bắn, vừa tiến lên trước mở đường, miệng ông oang oang,

– Theo tui! Theo tui! Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng! Sát!

Còn Thượng sĩ Huỳnh, thì xoay ngang khẩu Carbine ngáng sau lưng những anh lính trẻ đang bàng hoàng chần chừ, để đẩy họ chạy lên xung phong. Ông hạ sĩ quan già không ngần ngại xách cổ áo, đá đít những Biệt Ðộng Quân nhát gan đang nằm úp mặt, núp mình bên vệ đường. Ông lùa họ chạy theo đồng đội.

Thoáng chốc, trên cánh đồng mênh mông, từng cụm khói bốc cao, tiếng súng đã vang rền, hòa cùng những tiếng thét “Biệt Ðộng! Sát! Biệt Ðộng!Sát!…” kinh hoàng.

Tôi cùng Trung Ðội 2 vừa kiểm soát xong khu gò đất hướng Nam và cái miếu thổ địa thì Trung Ðội 3 của Chuẩn úy Ðạt cũng hoàn tất nhiệm vụ làm chủ con dốc hướng Tây.

Sau đó, tôi xua quân nhanh chân chạy lên chiếm giữ khoảng bờ đất cao tới ngực phân chia hai vùng ruộng khô và ruộng nước.

Thế là, chỉ vài phút sau, chúng tôi đã có một địa thế vô cùng thuận lợi để chiến đấu.

Ðoàn xe M113 vừa qua khỏi giai đoạn lúng túng ban đầu, cũng đã bình tĩnh trở lại. Họ xoay thành hình cánh cung sau lưng chúng tôi. Họ bắt đầu tác xạ tiếp tay cho Biệt Ðộng Quân.

Nép mình sau miếu thổ thần, tôi nhận định trận địa.

Khu ruộng thấp trồng lúa trải dài, cặp hai bên con lộ, theo hướng Ðông, Tây. Ruộng cao chạy song song với ruộng nước từ chân tháp Bằng-An tới ga Kỳ-Lam.

Khu ruộng cao trồng đậu phộng, khoai lang, hoặc thuốc lá.

Hết ruộng cao, xa về hướng Nam, là khu nhà dân với vườn phi lao và bãi mía um tùm.

Ðầu xóm là ngôi trường học cũ. Tường bao quanh trường, chỗ còn, chỗ sập. Từ bờ rào ngôi trường, và khu rừng phi lao, đạn địch đủ loại bắn ra đường tới tấp như mưa…

Rõ ràng địch đang vận động một cánh quân lớn từ hướng Tây qua hướng Ðông trường học để đánh bọc sườn Nam của lực lượng bạn.

Trước mắt tôi, những cán binh Việt-Cộng di chuyển thật lộ liễu nơi khoảng trống giữa hai bức tường đổ. Những cái bia sống cài lá ngụy trang, ẩn hiện chậm chạp hơn những cái bia “B” ở Trường Sình Lầy, Dục-Mỹ.

Từ tuyến dàn quân, chúng tôi dồn hỏa lực cắt ngang trục tiến quân của địch.

Hồi còn học trong trường Võ- Bị, tôi cũng được lãnh bằng thiện xạ. Hôm tôi đeo cái bằng đó trên túi áo vào chợ Ðà-Lạt, chị Chúc vừa nhìn thấy nó đã khen ngay,

– Thằng em của chị bắn giỏi quá nhỉ?

Chị Chúc bán tạp hóa trong chợ Ðà-Lạt. Chị thương chúng tôi lắm. Chị có rất nhiều em là sinh viên sĩ quan. Ðứa em nào cũng có tên trong sổ nợ của chị.

Nghe chị tôi khen, tôi vênh mặt lên, cứ tưởng mình là tay súng bá vàng John Wayne! Thực ra, tôi bắn Garand không giỏi lắm đâu! Khóa tôi còn khối người có bằng thiện xạ!

Thấy địch đi ngời ngời trước mắt ngon quá, tôi giành khẩu Garand M1 trên tay Binh nhì Nguyễn Truyền. Chú Truyền thành người nạp đạn cho tôi.

Giờ này là lúc tôi chứng tỏ bản lãnh của một Sinh Viên Sĩ Quan Ðà-Lạt có bằng thiện xạ!

Khi chạm trận, tôi mới phát huy được những gì thầy Khuê, thầy Cung, thầy Thạch đã dạy cho. Tôi điều chỉnh đường ngắm: Từ lỗ chiếu môn… qua đỉnh đầu ruồi … rồi tới … đầu thằng Việt Cộng!

Xạ trường nằm giữa hai bức tường đổ. Bờ đất cao tới ngực tôi là chỗ tỳ tay.

“Kẹp đạn tám viên nạp đạn! Thế bắn đứng có tỳ, thủ thế!”- “Bắn!”

Một thằng giặc gục, thằng thứ hai, thằng thứ ba… mỗi viên một đứa! Cứ tám tên, một kẹp đạn!

“Coong!”

Kẹp đạn rỗng văng ra khỏi buồng đạn. Binh nhì Truyền lại vội trao cho “Thiếu úy Sữa” kẹp đạn khác.

Không có hiệu lệnh, “Bên trái sẵn sàng! Bên phải sẵn sàng!” của sĩ quan giám xạ. Thầy trò tôi mạnh ai nấy bắn. Tiếng đại liên 30 của ban chỉ huy đại đội, hòa tấu với tiếng trung liên BAR của ba trung đội. Góp vui là những trái cối 60 ly và những quả phóng lựu từ súng Garand M1.

Thời này, vũ khí của Biệt Ðộng Quân còn hủ lậu lắm, đi sau vũ khí địch một bước khá dài. Chúng tôi có đủ loại súng. Trẻ nhất là khẩu Carbine M2. Cổ lỗ già nua nhất là khẩu Thompson 45. Có khi mới bắn được vài chục viên Thompson thì nòng súng đã nóng đỏ, dãn nở, làm cho đạn không thèm bay, mà rơi ngay trước mặt xạ thủ. Lựu đạn M26 còn rất hiếm hoi, mỗi khi trang bị cho ai, tôi phải đắn đo. Lựu đạn có khía, loại MK2 có tuổi đời già hơn tuổi tôi thì ê hề! Bao nhiêu cũng có! MK2 vừa nặng, vừa chậm nổ so với M26. Hình dạng nó cũng… xấu xí hơn.

Tiền quân của địch đã quấy động được phần đuôi của lực lượng hành quân, nơi Ðại Ðội 1 của Thiếu úy Lý Phát Tân đang bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn.

Chú Binh nhất hiệu thính viên Mai Ðăng Vinh giao cái ống liên hợp cho tôi. Trong máy, ông Ðại úy ra lệnh,

– “Toa” nhào lên bẻ cổ con gà mổ nhanh cho “moa”!

Tôi ớ ra, chẳng biết “con gà mổ nhanh” là cái gì!

Ðại úy lại hối,

-Ð!M! Tao bảo nhào lên! Bất cứ giá nào! A lê! Vít! Vít! (A lê! Vít! Vít!= Ði! Mau lên! Mau lên!)

Tôi hỏi Vinh,

– Con gà mổ nhanh là cái gì vậy Vinh?

– Dạ, con gà mổ nhanh là khẩu “đum đum” đó Thiếu úy!

Tôi đoán khẩu “đum đum” chắc là khẩu 12.7 ly?

Rõ khổ! Trong trường, tôi đã học ám danh đàm thoại nhuần nhuyễn hai năm ròng, mà đến khi hữu sự lại cứ như thằng ngố! Ám danh đàm thoại ở ngoài đơn vị quả là ngộ!

Nhận lệnh, tôi gọi Chuẩn úy Ðạt lại dặn dò anh bảo vệ hông phải và phía sau đại đội. Tôi để lại cho Trung Ðội 3 của Ðạt khẩu cối 60 ly và khẩu đại liên 30. Tôi cùng hai Trung Ðội 1 và 2 xung phong lên mục tiêu.

Tiếng kèn xung phong của bộ chỉ huy tiểu đoàn từ rặng tre ngoài đường phía sau xa, vọng tới nghe đứt quãng. Có lẽ anh Ngữ, lính kèn, bị đạn Việt-Cộng bắn dữ quá nên không kịp hít hơi cho đầy phổi để thổi kèn cũng nên?

Tiếng kèn cứ “Pèm pẹp! Pèm pẹp!” như tiếng kèn xe ngựa đi, về, giữa chợ Ðà-Lạt và ấp Thái-Phiên.

Giờ này, sao tôi thấy thèm tiếng kèn xung phong của anh lính “kà” trường Võ-Bị quá đi!

Ngày đó, vào giờ học chiến thuật, trong rừng thông Ðà-Lạt, tiếng kèn xung phong âm vang, lanh lảnh, dội đi, dội lại, trong vách núi. Tiếng kèn làm người nghe lạnh gáy.

“Te! Te tí! Te tò! Tò! Tò! Te tí!…Tí!Tí! Tí!…Tí! …Tí!…”

Tiếng kèn ấy đã khiến khẩu trung liên BAR trên tay tôi nhẹ hẳn đi, khi tôi xung phong lên đồi 1441 sau miếu Thần Hổ, dưới chân núi Lap Bé Nord, Ðà-Lạt, trong những lần thực tập.

Tôi xung phong nhanh đến nỗi anh tải đạn Nguyễn Văn Cơ, cùng là sinh viên sĩ quan của Trung Ðội 6, Ðại Ðội B với tôi, phải vứt cả thùng đạn xuống đường mà theo chân tôi vẫn không kịp. Tiếng kèn thúc quân ma quái ấy thúc đít chúng tôi tiến ào ào lên đồi thông để tiêu diệt ổ đại liên bắn đạn …mã tử của mấy anh lính “kà” giả địch.

“Khói súng và kèn, còi xung phong, cũng chiếm một phần quan trọng trong các cuộc hành quân.”

Ðó là lời thầy Nguyễn Cửu Nhòng mới từ mặt trận Quân Khu 1 trở về trường năm 1965, làm phụ tá huấn luyện viên chiến thuật. Thầy nói rất đúng!

Khoảng trống hai trăm mét đồng cao trồng đậu phộng và khoai lang từ bìa ruộng nước tới bìa làng quả là đáng sợ. Chẳng có sách vở nào dạy rằng tuyến xung phong lại cách xa mục tiêu tới mấy trăm mét. Không đào đâu ra một điểm che giấu cho tôi tiến quân từ bờ ruộng tới khu xóm nhà có cái trường học, và khẩu đại liên 12.7 ly. Khẩu 12.7 ly này lại không bắn đạn mã tử!

Trời nắng, đồng trống. Mặt ruộng bằng phẳng. Lác đác đó đây có vài cái mả, trên mặt mả là dây lang. Ðạn địch đan lưới trước mặt. Ðạn cày đất bụi mịt mù. Mấy người lính có đạo làm dấu thánh giá. Những khuôn mặt đanh lại. Những đôi mắt rực lên, long lanh. Họ nhìn tôi chờ đợi.

Tôi sực nhớ bài thực tập phản phục kích vừa học xong tháng trước trên đồi Rọ-Tượng, Dục-Mỹ trong Khóa 23 Rừng Núi Sình Lầy mà tôi đóng vai đại đội trưởng.

Tôi xin Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn cho pháo binh đánh bốn trái khói ngay trên cái trường học. Ông tiểu đoàn trưởng lấy làm lạ tại sao tôi xin tới bốn trái khói thay vì chỉ cần một trái thôi? Ông chỉ thuận cho tôi một trái.

Tôi nài nỉ anh đề-lô, hắn cũng là người Hội-An, đi khóa 10 Thủ-Ðức, vì tình riêng, anh ta cho tôi bốn trái.

Chờ cho màn khói vừa phủ mục tiêu, tôi đứng dậy, leo lên trên một gò mả, mặt hướng về phía địch, tay trái phất cao, tay phải kẹp khẩu Carbine M2, bóp cò.

Miệng tôi hét lớn:

“Xung phong!… Xung phong!…”

Tiếng súng Carbine lẹp bẹp khiêm nhường, nghe thật lép vế so với tiếng trung liên, đại liên, và Bazooka 57 ly của Việt-Cộng.

Tiếng súng lệnh của tôi loãng nhanh trong tiếng 106 ly trên M113 của ta, và tiếng đại bác 105 ly, 155 ly của Mỹ đang nổ đùng đùng tứ phía.

Nhưng những chiến sĩ dưới quyền tôi chỉ chờ có thế.

Thấy tôi đứng hiên ngang hô xung phong, họ hăng hái hẳn lên.

Họ bắn. Họ la hét. Họ ném lựu đạn. Họ chạy ào ào trên ruộng khô. Họ tràn lên những bờ ruộng nơi những chùm lá ngụy trang đang nhúc nhích. Họ nhào vào khu khói trắng,

“Biệt Ðộng! Sát!…Biệt Ðộng! Sát!…”

Mục tiêu trước mắt là cái trường học có khẩu phòng không cài lá ngụy trang. Khẩu phòng không đang ngóc lên ngóc xuống. Tôi cố gắng phóng lên cho ngang với những người lính tiên phong của Trung Ðội 1.

Chạy trước tôi là Hạ sĩ Nguyễn Hồng Phong, người nấu cơm cho tôi. Chạy sau tôi là Hạ sĩ Nguyễn Mầu, xạ thủ trung liên BAR của Trung Ðội 1.

Chúng tôi đã lướt qua năm sáu cái gò mả. Cả chục xác Việt- Cộng nằm phơi trên đó. Chúng tôi đạp đầu giặc mà tiến! Khí thế bừng bừng, chúng tôi đuổi theo quân thù đang rút chạy.

Tôi theo sát gót thuộc cấp. Họ biết tôi đang ở bên cạnh họ. Không ai ngoảnh cổ lại đàng sau.

Anh hiệu thính viên Mai Ðăng Vinh cũng móc cái ống nghe bên hông ba lô, lượm vội một khẩu AK 47 bên xác giặc, chạy theo tôi bén gót (Vinh chỉ có súng Colt 45).

Bên trái tôi, một Biệt Ðộng Quân la thất thanh, “Ối cha!” rồi té nằm xoài bên luống khoai.

Trước mặt tôi, một Biệt Ðộng Quân vừa trúng đạn; viên đạn đẩy anh ngã ngửa về phía sau. Người đó đội béret đỏ.

Tôi thót ruột:

“Chắc là thằng Thí?”

Binh nhất Lý Thí là người đồ đệ mang đồ ngủ cho tôi. Nhưng tôi không thể ngừng lại để săn sóc cho nó. Ngừng lại là chết ngay! Tôi chỉ có một việc phải làm, bắt buộc! Ðó là vừa bắn, vừa lao tới khẩu phòng không khốn kiếp!

Bom Mỹ đánh vùi trước mặt. Trực thăng võ trang, Phantom, F.5, Sky-Raider chúi xuống, ngóc lên; tiếng động cơ rú điếc tai; khói bụi mù trời. Tai tôi đã “O!…O!…” vì tiếng nổ của bom đạn quá gần. Tôi chỉ nhìn thấy miệng khẩu phòng không chớp chớp, phà khói trắng.

Một trái lựu đạn hất khẩu 12.7 ly lăn quay. Chúng tôi tràn vào sân trường học. Những chiếc nón cối cài lá xanh vỡ toang. Óc người văng trên mặt sân, thoáng chốc đã trở màu ngà ngà như đậu hủ pha tương ớt.

Một tràng AK quét sát hông tôi, làm tung bức tường vôi lớp học trước mặt tôi. Từ dãy lớp hướng Tây, một tên địch đã nhắm bắn tôi nhưng không trúng.

Hạ sĩ Mầu ria một tràng trung liên BAR vào nơi phát ra tiếng súng. Tiếp theo là hai quả M26. Có nhiều tiếng rên la thảm thiết đồng loạt trong căn phòng đó. Ông Mầu bóp cò tiếp khẩu trung liên BAR. Chú Phong bồi một quả M26 nữa. Căn phòng đổ sụp.

Phong nhanh như con sóc; chỉ ba bước nhảy, chú đã tới bên lớp học. Chú bắn cạn ba mươi viên Carbine M2 rồi lăn sang núp sau một cây rơm. Phong vội vàng trở đầu băng đạn đôi. (Hai băng đạn nối ngược chiều nhau bằng băng keo. Mỗi lần nhồi đạn, có sáu chục viên sẵn sàng).

Căn lớp vừa đổ là nơi chứa thương binh của địch. Có khoảng trên dưới hai mươi thương binh địch trong căn nhà đó. Chúng vừa chết hết. Nơi góc nhà có mười mấy khẩu súng, vừa B40, vừa AK. Những cục cơm vắt văng trên nền gạch. Máu đỏ thấm ướt những hạt cơm vãi tung toé đó đây…

Khi Hạ sĩ Phong bận thay băng đạn khác thì B1 Vinh ngồi thủ thế khẩu AK 47 bảo vệ an ninh cho bạn.

Nghe có tiếng Ðại úy lè xè trong máy, tôi gỡ cái ống liên hợp, áp nó vào tai. Tôi nghe Ðại úy giận dữ,

-Ð!M! Anh là Ðà-Lạt! Anh không lên, tôi lột lon anh!

Nản quá, tôi không muốn nói chuyện với Ðại úy. Tôi đưa ống nghe cho Vinh,

– Em báo cho ổng biết rằng mình đang lục soát cái trường học.

Vinh nhìn tôi áy náy,

– Cứ chạm trận là Ðại úy lại chửi thề “Ð!M!” quen rồi! Thiếu úy đừng để bụng làm gì cho mệt!

Tôi bố quân theo hình chữ “L”. Trung Ðội 1 giữ mặt Nam, Trung Ðội 2 giữ mặt Tây trường học.

Tôi gọi Chuẩn úy Ðạt cho Trung Ðội 3 của anh tiến lên. Trên đường, Trung Ðội 3 có nhiệm vụ thu nhặt chiến lợi phẩm, chuyển những người bị thương và chết ra đường.

Bãi cỏ có cái miếu thổ địa bên đường đã thành nơi tập trung thương binh và chiến lợi phẩm của đại đội tôi. Tôi giao cho Trung sĩ Vũ, y tá đại đội, chỉ huy cái trạm này.

Trung sĩ Vũ báo cho tôi biết, tính tới giờ đó, trạm cứu thương của anh có hai chục áo vàng (bị thương) và năm áo đỏ (chết). Tôi hỏi Vũ về tình trạng của Binh nhất Lý Thí.

Vũ nghẹn ngào,

– Thằng Thí mặc áo đỏ rồi! Thẩm Quyền ơi!

Tôi lặng người, cúp máy, không hỏi thêm.

Mới chiều hôm trước, khi chiếc xe Dodge của tôi từ phố về ngang miếu Ông Cọp, Hội-An, thì Binh nhất Lý Thí (quê quán Miếu-Bông), đang đứng chờ tôi trước cửa quán cháo lòng. Tôi nhận ra nó ngay, vì lúc nào nó cũng đội cái béret đỏ chói.

Nó chận đầu xe tôi lại. Giọng nó lè nhè hơi men,

-Thiếu úy ơi! Vào đây cụng với em một ly! Ngày mai ra trận. Biết đâu em không về!

Tôi đã đậu xe dưới gốc cây đa bên cạnh miếu Ông Cọp.

Tôi đã “dzô!” với đồ đệ của mình một ly. Lúc ấy tôi không hề nghĩ tới chuyện ngày mai nó không về. Bởi vì chiều qua, từ Phòng 3 Tiểu Khu Quảng-Nam ra, trên tay tôi có cái phóng đồ hành quân tùng thiết vùng ven biển Phước-Trạch, Cửa-Ðợi. Cuộc hành quân đó dự trù sáng đi, chiều về. Tôi nói với Thí rằng, sáng mai em không cần mang theo đồ ngủ cho anh. Chúng mình sẽ chỉ sáng đi… chiều về!

Tôi không ngờ hỏa châu rơi suốt đêm. Mờ sáng, lệnh đổi hướng hành quân. Ðoàn thiết vận xa M113 đã không đưa chúng tôi ra bãi biển, mà nhắm hướng Tây, đi về vùng núi. Mờ sáng, thầy trò tôi cùng ra đi. Tới chiều… đồ đệ của tôi đã không về!


—>xem tiếp

This entry was posted in 2.Một thời để nhớ, BĐQ Vương Mộng Long, Người Lính VNCH, Vương Mộng Long. Bookmark the permalink.