SAIGON ĐẸP LẮM…ÁO DÀI ƠI! (Kb. Ngụy Saigon)

SAIGON ĐẸP LẮM.. .ÁO DÀI ƠI!

Đây chỉ là bài viết chơi đỡ buồn . Viết về chiếc áo dài thì không ai qua được nhà văn Võ Phiến , người có thể chẻ sợi tóc ra làm 8 . Đọc bài viết Áo Dài, Lại Áo Dài trong quyển Tùy Bút của nhà văn VP để thấy cái nhìn sắc sảo của VP . Vì viết chơi đỡ buồn nên có chút phiếm dị . Để cười theo cái vận …nổi trôi của chiếc áo dài Việt Nam

Có một ông Bắc Kỳ sanh đẻ ở một thôn xóm nhà quê nhà mùa của xứ Ninh Bình , nơi dấy nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng . Xong cái Tú tài hệ 10 năm “khiến chán” (kháng chiến), , trúng số được đảng ta gửi qua Ba Lan học về IT . Thuở đó đầu thập niên 70, IT cũng gần như số không . Học xong dzìa nước ngáp ruồi, mỗi ngày nấu nước trà (chè) cúc cung phục vụ mấy anh lớn . Thuở đảng ta được Tổng Thống Bill Clinton bỏ cấm vận , Worl Bank (WB) dzô Hà Lội thủ đô của hoa nhài Địt Đéo, chàng lại trúng số được vào làm WB rồi được WB đưa qua Mỹ sống và làm việc ở thủ đô Washington . Về hưu trở về nước viết lăng nhăng trở thành một tay viết Blog .

Chàng Bắc Kỳ nhà quê có lẽ từ cha sanh mẹ đẻ có thể chưa thấy chiếc áo dài , chỉ thấy áo tơi , nón rơm thời chống Mỹ cứu nước …Tàu . Sau đó du học Ba Lan xứ không thể có sự xuất hiện chiếc áo dài . Trở về nước, cơm độn sắn, chân đồng, vai sắt, bụng thần tiên . Buồn tình đời, sờ dế lăn tăn, hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, rồi tưởng tượng cái gạt nước để xua tan cái đói, rồi có cái deal “hết rau rồi em có lấy măng” không? Toàn những thứ nhá vào chỉ làm xót ruột , mặt bủng da chì trên đường Trường Sơn, mà có người đòi đốt cháy để làm nghĩa vụ Quốc Tế Vô Sản . Dãy Trường Sơn chưa cháy , mấy thầy chú VC chết vì đói , vì sốt rét, chết dưới cánh B52 , chết gọn gàng “nằm chết như mơ” . Bây giờ tuổi già bóng xế, thần admin nhập vào viết về chiếc áo dài . Thiệt là Interesting! . Biết gì về lịch sử, về cái đẹp áo dài VN mà viết . Những người như TM như Hoa Sứ có đủ tư cách để viết về áo dài thì làm ngơ chỉ cho vài ý nghĩ rời rạc mà chữ nghĩa thời hiện đại gọi là tản mạn .

Cho nên bài viết và những còm thiếu phần sáng tạo và không thể hay được . Thời sự hôm nay có nhiều chuyện để bàn hơn chiếc áo dài VN . Nào là có quan cộng té lầu chết ngắc . Tàu cộng Hải Dương 8 chạy lên chạy xuống ngoài Biển Đông như chốn không người . Chuyện một cớm VC tuyên bố Hải Quân ta bây giờ mạnh nhất mà không có trận Điên Biên Phủ dưới nước . ĐBP trên không thắng lớn diệt gọn hơn 10 ngàn máy bay Mẽo còn trên bờ giết mấy trăm ngàn “thầy Tăng” (thằng Tây) xâm lược . Sau khi đuổi Mỹ , dứt điểm Ngụy nhào những tuởng có trận ĐBP dưới nước lấy lại Hoàng Sa , Trường Sa . Hải Quân mạnh nhất mọi thời đại mà lại bám bờ . Thiệt là chán . Nhưng các còm sĩ vừa mới nhấp nha quan Cộng tử nạn sa trường thì có tay công an cảnh cáo ngay lập tức . Shut up nghe mấy cha mấy mẹ . Trật đường rầy rồi nha . Công an nầy trứ danh 70 tuổi mà còn có sức đi rình mò thiên hạ để thực thi quyết tâm còn đảng còn mình .

Bây giờ bần tăng cũng bày đặt nói về chiếc áo dài chơi đỡ buồn . Bần tăng thiệt là không thích chiếc áo dài Mini , nó ngắn cũn cởn . Gió không thể luồn vào làm tha thướt dáng ai kia . Nhờ TM mà được biết chiếc áo dài Mini thiệt là tiện lợi cho các em nữ sinh má đỏ môi hồng , những tiểu thư Saigon hoa lệ mà một thời làm đẹp phố phường Hòn Ngọc Viễn Đông rực rỡ đáng yêu đáng sống . Bần tăng không có kinh nghiệm gì chiếc áo dài, bởi thường tự hỏi ai bắt các nữ sinh mặc áo dài đi học thiệt là “bad idea”, hành hạ mấy em quá sức . Trời Saigon nắng mà đinh chiếc áo dài thì khổ cho các nữ sinh , vướng víu , khó khăn thì sự học sẽ bị ảnh hưởng . Nhưng tại sao không cho mấy em nữ sinh mặc áo sơ mi, quần Tây hay mặc đầm thì vừa đẹp vừa gọn gàng .

Nhớ chuyện xưa, bần tăng học cua Toán, Lý Hóa, Triết ở trường Văn Học . Học Triết LM Trần Văn Hiến Minh buồn ngủ quá thường trốn học băng qua đường Phan Thanh Giản đớp phở bò cùng nhâm nhi cà phê đá . Sau đó đổi qua GS Trần Bích Lan tức thi sĩ Nguyên Sa . Đọc thơ Nguyên Sa cứ tưởng thi sĩ đẹp trai cao ráo sạch sẽ có mùi bơ sửa . Gặp GS Trần Bích Lan, cả một trời thất vọng , một thùng nước lèo to tướng . GS giảng bài rất vui, ông diễu mà không bao giờ cười dù là cười mím chi cọp. Tui ngồi dưới ngâm khe khẻ :

“ Nắng Saigon anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo Mousseline …”

GS hơi nhíu mày tui ngâm tiếp :

“ Áo nàng vàng anh về nuôi chim cút
Áo nàng xanh anh khoái lá khoai mì … “

Cả lớp cười rần rần, GS mắng nhỏ mất dạy …mất dạy . Trinh Thúy Nga , người yêu và vợ của Nguyên Sa là Hiệu Trưởng trường Văn Học , dữ như chằn . Không như trong thơ “hôm nay Nga buồn như con chó đói ..Như con chồn ngái ngủ trên tay anh ‘’” Lụa Hà Động chỉ đẹp trong thi ca chứ chưa bao giờ tui thấy bà Nga mặc áo lụa.

Mặc áo lụa mà mát cái gì . Mặc mousseline thì mới mát em và mát mắt anh chứ áo lụa thì …chỉ có chảy mỡ mồ hôi . Mặc áo dài thì mấy thầy chú cứ dán mắt vào cái tam giác khiến mắt bị chảy ghèn . Áo dài có hai phần : Phần trên tỉnh, phần dưới động . Trên, núi đồi lồng lộng nhìn vào nghẹt thở thêm cái thắt đáy lưng ong . Dưới, tha thướt theo chiều gió bay . Nhạc TCS , “em đi qua cầu có gió bay theo thổi bùng khăn tang trắng giữa khung trời” . Chỉ một vành khăn tang bay theo gió mà cả một trời tang tóc . Nhưng nếu quý vị đứng trước cửa trường Gia Long hay Trưng Vương, Nguyễn Bá Tòng … lúc tan trường sẽ thấy cả một khung trời mây trắng bay . Trên lồng lộng, dưới tha thướt nên mở khép lời tâm sự . Tưởng tượng “Em tan trường về anh theo Ngo về … Tóc dài tà áo vờn bay…” Thiệt là đã, thiệt là hết biết nhá . Tà áo mà vờn bay thì làm sao mà không mở khép niềm tâm sự được chứ . Mặc áo dài là cần cái dáng uyển chuyển , nhẹ nhàng chứ vai u thịt bắp mồ hôi dầu mà chơi cái áo dài thì .. sẽ nổ tung cả bầu trời . Dáng phải tha thướt để gió vờn bay … Nhưng đừng mang chiếc áo dài vào vũ trường . Vướng víu chả hợp thời hợp cảnh .

Tháng tư năm 1975, mất nước là mất tất cả . Khi nón cối dép râu bước vào Saigon là chiếc áo dài biến mất . Áo dài giờ thành áo ngắn để khi đi đào kinh thủy lợi . “Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng mà con kinh ta đào chưa có nước chảy qua…Chỉ có nắng mùa hè cháy bỏng …” (Con Kinh Ta Đào – Nhạc VC ) . Ôi tội tình những tiểu thơ SG một thời áo trắng trinh nguyên . Những nữ sinh SG có khi nào , trong thời bao cấp, có một chút nghĩ gì về một thuở SG xưa, với tà áo dài mà tà áo vờn bay , với vài ba cây si theo sau lúc em tan trường về .

Áo dài đã được họa sĩ Cát Tường (Le Mur ) khai sinh ở Hà Nội và đã được Saigon phát triển qua bao giai đoạn, bao thời kỳ với Dung Dakao raglan đã khiến phần trên áo dài tuyệt đẹp , ưa nhìn , quyến rũ, phần dưới vẫn bay theo gió tha thướt cho nên quần Pat chỉ xuất hiện một thời rất ngắn và âm thầm biến mất vì thiếu ..gió.

NSG

This entry was posted in KB NguySaigon, Vui cười-Phiếm-luận-Tạp ghi. Bookmark the permalink.

Ý kiến - Trả lời