CÁO PHÓ CỦA GIA ĐÌNH NHÀ VĂN LINH BẢO

Posted in Linh Bảo, Phân Ưu - Tin buồn | Leave a comment

Nhà văn LINH BẢO (14/4/1926 – 22/4-2024)

Hôm qua, Mỹ Ngọc – cháu gái của nhà văn Linh Bảo báo cho Lê Thy biết  rằng 1 tuần sau ngày Sinh Nhật 98 tuổi –  Bà Linh Bảo đã rời khỏi CÕI TẠM này để đi về CÕI VĨNH HẰNG lúc 5:45 sáng ngày 22/4/2024. Theo di nguyện của Bà, gia đình đã hoả thiêu Bà ngay sau khi Bà qua đời.

Chị Linh Bảo ơi, chúng mình tạm biệt nhau ở đây nhé. 18 năm nữa em sẽ gặp lại chị ở tuổi 98 như chị hôm nay, hoặc phone cho chị từ nơi mà chị em mình hằng mong muốn: CÕI VĨNH HẰNG. Lúc đó khi nhấc phone chị sẽ lại nói câu bất hủ :” Quý nhân nào vậy?” . Chớp mắt mà đã 24 năm chúng mình là bạn vong niên với nhau. Em rất tiếc dạo sau này không còn được nghe giọng chị qua phone nữa .. Tin tức và hình ảnh về chị, em phải nhờ Mít Non cho biết. Dĩ nhiên là rất buồn vì không còn được cùng chị “ngạo với nhân gian một nụ cười” qua những mẫu chuyện cười của hai chị em mình.

Em tin rằng chị sẽ RIP vì khi chị ra đi rất bình yên.

Lê Thy
23/4/2024

Mời quý bạn vào xem video clip dưới đây do Mỹ Ngọc thực hiện 14 năm trước ghi lại hình ảnh  từ thưở “mái tóc còn xanh đến lúc sương nhuốm phai màu”  cùng những tác phẩm của nhà văn Linh Bảo để mừng ngày Sinh Nhật 83 của Bà.  Bà Linh Bảo là cô ruột của Mỹ Ngọc và nhạc sĩ Võ Tá Hân.

Posted in Linh Bảo, Phân Ưu - Tin buồn | Leave a comment

“CÀNG CẤM ĐOÁN, CÀNG ĐÓNG GÓP” (Nam Lộc)

Kính gởi đến quý anh chị và các bạn. Xin tiếp tay chúng tôi bằng cách giúp phổ biến bài viết này trên Facebook hoặc chia sẻ cùng thân hữu của mình.
Thành thật cám ơn toàn thể quý vị.
Nam Lộc

“CÀNG CẤM ĐOÁN, CÀNG ĐÓNG GÓP” Continue reading

Posted in Nam Lộc, Thương Phế Binh VNCH | Leave a comment

THÁNG TƯ KỶ NIỆM LẠI VỀ (Nam Lộc)

Tháng Tư kỷ niệm lại về,

Thân tặng quý anh chị và các bạn một chương trình nhạc bỏ túi. Chúng tôi thực hiện một cách ngẫu hứng.

Xin mời nghe nếu có thì giờ.

Thân mến,
Nam Lộc

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, Audio-Video, Video nhạc, Video tài liệu | Leave a comment

Huy Văn Trương: CHIẾN TRANH BÊN CẠNH, TÌNH YÊU- Tập IV (Hết)

<—Tập III
Tập IV: BOAT PEOPLE
và NGỌN HẢI ĐĂNG PULAU BIDONG

(nguồn: tác giả Huy Văn Trương gởi BVCV)

MỤC LỤC

Chương XXXV: Uống rượu tiêu sầu

Chương XXXVI: Ra cầu Ái Tử, lên núi Vọng Phu

Chương XXXVII: Đất nước mang mặt nạ

Chương XXXVIII: Gia Tĩnh Minh Thế Tông.

Chương XXXIX: Công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Chương XL: Quên hẳn tình em.

Chương XLI: Buôn người

Chương XLII: Bà già đi biển

Chương XLIII: Qua cửa Thần Phù

Chương XLIV: Cát bụi gọi hồn

KẾT: Đoạn cuối cho một quê hương băng hoại,
một nền văn hóa suy đồi, một xã hội mục nát.

—>Chương 35

Posted in HUY VĂN TRƯƠNG: Chiến Tranh Bên Cạnh Tình Yêu, Huy Văn Trương, Văn Hoá Vụ - Trường Võ Bị Đà Lạt | 2 Comments

HỒI ỨC TÙ CẢI TẠO VIỆT NAM (Cựu Đại Tá NGUYỄN HUY HÙNG – K1/TVBQGVN)


MỤC LỤC
Tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Hùng
Lời Mở Đầu

Chương 1:
 30 tháng 4 năm 1975
Ngày Quốc Hận của Dân Tộc Việt Nam
Chương 2:
Chơi vơi giữa dòng sóng đỏ
Chương 3:
Bắt đầu cuộc đổi đời
Chương 4:
Một tháng học làm người XHCN
Chương 5:
 Mùa nhồi sọ mở màn
Chương 6:
 Lên đường lao động cải tạo tư tưởng
Chương 7:
1976 – Bính Thìn,
Tết đổi đời
Chương 8:
Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hoà
Qủy đỏ thị oai
Chương 9:
Bắt đầu nếm mùi miền Bắc XHCN
Chương 10:
Lao Động là Vinh Quang
Chương 11:
XHCN và Tình Người
Chương 12:
Thiên la địa võng XHCN
Chương 13:
Chính sách khoan hồng nhân đạo
của nhà nước XHCN trước sau như một
Chương 14:
Yêu Lao Động là yêu XHCN
Yêu XHCN là yêu nước
Chương 15:
Nhân quyền trong XHCN
Chương 16:
Lao động Cải Tạo,
thước đo lòng yêu nước XHCN
Chương 17:
Cái giá phải trả
để trở thành người XHCN
Chương 18:
Đôi giọt “Mật Đường”
tạo niềm tin cho tù.
Chương 19:
Về miền đất Tổ Hùng Vương
trở thành tù không án
Chương 20:
Ốc đảo TÂN LẬP (VĨNH PHÚ)
Địa ngục trần gian
Chương 21:
Tư pháp kiểu Cộng sản,
tù phải viết bản luận tội để lên án mình
Chương 22:
Muốn trao đổi lấy đô-la,
cho gia đình nuôi tù mập
Chương 23:
Nếp sống và phong cách con người XHCNVN
Chương 24:
Những ngày cuối trong
địa ngục trần gian Tân Lập, Vĩnh Phú
Chương 25:
Tung lá bài “tháu cáy” để nèo co giá cả
Chương 26:
Mút mùa lao khổ giữa lòng Trường Sơn
Chương 27:
Kết quả cách mạng xã hội của HCM
và đảng CS Việt Nam
Chương 28:
Những ngày tháng cuối
lưu đầy cải tạo tại miền Bắc vĩ tuyến 17
Chương 29:
Chuyến tàu hoả về Miền Nam,
sau 6 năm lưu đầy biệt xứ
Chương 30:
Trại Z30C Hàm Tân,
tia sáng cuối đường hầm.
Chương 31:
Dùng chính sách thâm độc lao động cải tạo tư tưởng, CS Việt Nam đã thất bại ê chề.
Chương 32:
Bản chất tàn bạo thâm độc của VC vô địch thế giới
Chương 33:
Tư tưởng độc đáo của “bác Hồ”: Đừng giết chúng nó, bắt chúng nó làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm…”
Chương 34:
Rập khuôn theo quan thầy Liên Xô, VC cũng đổi mới, cởi trói, mở cửa.
Chương 35:
Khúc quanh sau cùng của đại nạn cải tạo
Chương 36:
Rời ốc đảo nhỏ trại tù Z30D, vào ốc đảo lớn thành Hồ
Chương 37:
Thành quả 30 năm đổi đời theo XHCN
Chương 38:
Những cố gắng cuối cùng để thoát khỏi vòng kềm kẹp của CS Việt Nam
Chương 39:
Chặng đường cuối cùng dẫn đến Tự Do Hạnh Phúc

—->Tiểu sử tác giả Nguyễn Huy Hùng

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, NGUYỄN HUY HÙNG: Hồi ức Tù Cải Tạo Việt Nam | Leave a comment

Truyện dài: THÚ HOANG – Đoạn IV & Đoạn Kết (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng.
Những nhân vật trong truyện kể cả nhân vật xưng tôi
do trí tưởng tượng mà có.
Mọi sự trùng hợp đều không cố ý.

MỤC LỤC

–>Đoạn IVChương 1

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, Nguyễn thị Thụy Vũ | Leave a comment

Truyện dài: THÚ HOANG – Đoạn III (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng.
Những nhân vật trong truyện kể cả nhân vật xưng tôi
do trí tưởng tượng mà có.
Mọi sự trùng hợp đều không cố ý.

MỤC LỤC

–>Đoạn IIIChương 1

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, Nguyễn thị Thụy Vũ | Leave a comment

Truyện dài: THÚ HOANG – Đoạn II (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng.
Những nhân vật trong truyện kể cả nhân vật xưng tôi
do trí tưởng tượng mà có.
Mọi sự trùng hợp đều không cố ý.

MỤC LỤC

–>Đoạn IIChương 1

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, Nguyễn thị Thụy Vũ | Leave a comment

Truyện dài: THÚ HOANG – Đoạn I (Nguyễn Thị Thụy Vũ)

Lê Thy đánh máy từ sách của TM tặng.
Những nhân vật trong truyện kể cả nhân vật xưng tôi
do trí tưởng tượng mà có.
Mọi sự trùng hợp đều không cố ý.

MỤC LỤC

–>Đoạn IChương 1

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, Nguyễn thị Thụy Vũ | Leave a comment

Điệp Mỹ Linh : Giới thiệu thi phẩm TIẾNG CHIM BÊN DÒNG THÁC CHAMBY của Hoàng-Phong-Linh

Giới thiệu thi phẩm
Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy

của
Hoàng-Phong-Linh Võ-Đại-Tôn

L.G.T.- Thi phẩm Tiếng Chim Bên Dòng Thác Champy của Hoàng Phong Linh Võ Đại Tôn được ra mắt tại Houston, năm 1992, sau khi Ông được cộng sản Việt Nam (csVN) trả tự do — nhờ sự vận động của tập thể người Việt Quốc Gia và sự can thiệp rất tích cực của chính phủ Úc Đại Lợi. 

Hôm ra mắt sách, Điệp Mỹ Linh là người duy nhất giới thiệu thi phẩm này. Bây giờ, Điệp Mỹ Linh yêu cầu Ban Biên Tập phổ biến lại bài giới thiệu này — sau khi hiệu đính — để mừng Thượng Thọ cựu Phục Quốc Quân Võ Đại Tôn.

Ông Võ Đại Tôn cao tuổi lắm rồi, sức khỏe lại yếu, Điệp Mỹ Linh chỉ muốn an ủi một người rất nặng lòng với Quê Hương mà nay hầu như đang bị quên lãng!

Continue reading

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Điệp Mỹ Linh | Leave a comment

TƯỚNG TRẦN QUANG KHÔI: Một Đời Kỵ Binh, Hiên Ngang – Lẫm Liệt (Kb NguySaigon)

Năm 1945 , khí thế chống Pháp đang dâng lên theo bài hát “Mùa Thu rồi ngày hăm ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…” , có một thiếu niên 15 tuổi quê làng Đa Phước Hội , quận Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre đã cùng người em ra đi theo tiếng gọi kháng chiến . Đó là chàng thiếu niên Trần Quang Khôi đang học Trung Học Taberd , Saigon, đã xếp bút nghiên cùng người em ra đi . Sau hơn ba năm trong tổ chức VM , thất vọng, chàng thiếu niên đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến trở về thành và đã hoàn thành văn bằng Tú Tài đôi tại trường Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho. Continue reading

Posted in *Tổ Quốc Ghi Ơn, 2.Một thời để nhớ, Chuẩn-tướng Trần Quang Khôi, KB NguySaigon, Người Lính VNCH | 2 Comments

KHÚC ĐỜI CHỢT NHỚ: NGÀY ĐẠI TANG CỦA ĐẤT NƯỚC (Kb NguySaigon)

KHÚC ĐỜI CHỢT NHỚ
Ngày Đại Tang của Đất Nước

Một năm người có mười hai tháng.
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
(Thơ Thanh Nam) Continue reading

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, 2.Một thời để nhớ, KB NguySaigon, Người Lính VNCH | Leave a comment

BỐN MƯƠI TÁM NĂM TRƯỚC (Nguoiviettudo)

BỐN MƯƠI TÁM NĂM TRƯỚC

Năm nay 2023 – bốn mươi tám năm tròn ngày miền Nam bị chiếm đóng.

Việt Cộng gọi ngày 30/4/75 là ngày giải phóng , vài người trong này quen miệng cũng gọi theo . Một số lại cho là ngày hoà bình khi không còn tiếng súng nổ .

Còn những người lính miền Nam vẫn cầm súng và chỉ giã từ vũ khí sau 30/4/75 họ nghĩ gì ? Continue reading

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, nguoiviettudo | Leave a comment

NHỮNG KẺ XA QUÊ (Don Hồ)

NHỮNG KẺ XA QUÊ

Thời gian veo véo trôi cứ thế mà đã biết bao nhiêu cái “30 tháng 04”. Càng về sau tất cả làm như chẳng có gì thay đổi nhiều, chỉ có con người càng ngày càng chất chồng thêm tuổi tác… Continue reading

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, 1.Hồi-ký - Bút-ký | Leave a comment

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN (Tác giả: Thanh Tâm Tài Nhân – Dịch giả: Cố Giáo sư Đàm Quang Hưng)

(nguồn:  Cố giáo sư Đàm Quang Hưng tặng Lê Thy năm 2013)

Vài dòng về
Cố Gs ĐÀM QUANG HƯNG (1930-2017)

– Sanh năm 1930 tại tỉnh Phú Thọ, Bắc Việt

– Di cư từ Hà nội vào Sàigòn năm 1954

– Giáo sư Toán học tại các trường Trung học Sàigòn từ năm 1954 tới năm 1962

-Trưởng khoa toán học tại trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam  Đà Lạt từ năm 1962 tới năm 1967

-Hiệu trưởng trường Trung học Nhân Chủ, Sàigòn, từ năm 1967 tới năm 1971

-Hiệu trưởng trường Trung học Đại Hành, Sàigòn, từ năm 1971 tới năm 1975

-Di cư sang Mỹ năm 1979

-Tốt nghiệp Master in Mathematics tại trường Đại học Minnesota năm 1984

-Giáo sư Toán học tại Houston Community College, Houston, Texas, từ năm 1989.

-Tác giả một bộ 21 cuốn sách giáo khoa về Toán học, Vật lý và Hóa học cấp Trung học

-Nghiên cứu về chữ Hán và chữ Nôm

-Là một trong nhiều dịch giả chuyển bộ truyện Liêu Trai Chí Dị của tác giả Trung quốc Bồ Tùng Linh (triều nhà Thanh, thế kỷ 18) từ Hán ngữ sang Việt ngữ

-Nghiên cứu và bình luận về hai bản Kiều Nôm cổ của đại thi hào Nguyễn Du (triều nhà Nguyễn, thế kỷ thứ 19): một bản do triều quan Lâm Nọa Phu chép tay vào năm 1870, một bản do nho sĩ Tăng Hữu Ứng chép tay vào năm 1874, dưới triều vua Tự Đức.

– Ông mất ngày 6 tháng 3 2017 tại Houston, Texas. Continue reading

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, Giáo sư ĐÀM QUANG HƯNG: Kim Vân Kiều truyện | Leave a comment

Tình báo chiến lược Hà Nội tại dinh Độc Lập: GIÁN ĐIỆP NHỊ TRÙNG (Trần Trung Quân)

(nguồn: Bình Long chuyển sang Word từ sách của TM gởi)

(tiếp theo quyển II: LÁI BUÔN TỔNG THỒNG)

MỤC LỤC

1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14

—>1 

Posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, TRẦN TRUNG QUÂN, TRẦN TRUNG QUÂN: Gián Điệp Nhị Trùng | Leave a comment

4 TƯỚNG ĐÀ LẠT (Lê Tử Hùng)

(Bình Long chuyển sang Word từ sách của TM gởi)

MỤC LỤC

1- Thanh trừng

2- Thủ đoạn của Tướng Nguyễn Khánh

3- Bốn Tướng hay Năm Tướng Đà Lạt?

4- Tướng Mai Hữu Xuân

5- Tướng Trần Văn Đôn với Đà Lạt mây mù

6- Đệ tam người hùng: Tướng Tôn Thất Đính

7- Lý thuyết gia HĐQNCM: Tướng Lê Văn Kim

8- Kết luận

—>1

Posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, LÊ TỬ HÙNG: 4 Tướng Đà Lạt | Leave a comment

Truyện dài: NGƯỜI LÍNH – Phần I (nguoiviettudo)

LỜI PHI LỘ

Truyện dài NGƯỜI LÍNH nầy gồm 4 phần:

Phần 1: chuyện người lính Úc

Phần 2: chuyện người lính miền Bắc

Phần 3: chuyện người lính VNCH

Phần 4: chuyện người lính Mỹ. Continue reading

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, 6.Bạn đọc viết, nguoi-viet-tu-do, nguoiviettudo | 1 Comment

Tình báo chiến lược Hà Nội tại dinh Độc Lập: LÁI BUÔN TỔNG THỐNG (Trần Trung Quân)

(nguồn: Bình Long chuyển sang Word từ sách của TM gởi)

(tiếp theo quyển I: CỤM A22)

MỤC LỤC

1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15

—>1 

Posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, TRẦN TRUNG QUÂN, TRẦN TRUNG QUÂN: Lái Buôn Tổng Thống | Leave a comment

Tình báo chiến lược Hà Nội tại dinh Độc Lập: CỤM A22 (Trần Trung Quân)

(nguồn: Bình Long chuyển sang Word từ sách của TM gởi)

MỤC LỤC


Continue reading

Posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, TRẦN TRUNG QUÂN: Cụm A22 | 1 Comment

Truyện dài: NGUYỄN THANH LAI (nguoiviettudo)

-1- Continue reading

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, 6.Bạn đọc viết, nguoi-viet-tu-do, nguoiviettudo | Leave a comment

Tuyển tập thơ văn H.O.: VIẾT TỪ MIỀN ĐẤT HỒI SINH

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ sách

MỤC LỤC

VĂN:

  1. Về tuyển tập thơ văn H.O. (Kiêm Thêm)
  2. Hãy tưởng tượng (Nguyên Sa)
  3. Lối cũ chẳng sao quên (Bích Huyền)
  4. Người mới sang (Huy Phương)
  5. Chim hót ngoài song (Đỗ Quý Sáng)
  6. Con sói đơn độc và sợi xích (Nguyễn Tiến Đức)
  7. Những người ở lại (Hồ Đăng Định)
  8. Về một cái chết (Nguyễn Hữu)
  9. Kẻ xâm óc (Tê Đê)
  10. Những kẻ sống sót trở về (Quế Chi)
  11. Những kẻ đến sau (Lữ Tuấn)
  12. Nén nhang cho một H.O. (Chu Tất Tiến)
  13. Nội tướng miền Nam (Phạm Trọng Phúc)
  14. Chú Bình (Nguyễn Chí Thiệp)

THƠ

  1. Những con mắt bạc (Phùng Ngọc Ẩn)
  2. Có một ngày ( Chu Tất Tiến)
  3. Chiếc kẹo nhỏ trong bàn tay người chết (Duy Lam)
  4. Người tù binh dũng liệt (Thái Tú Hạp)
  5. Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi (Du Tử Lê)
  6. Khóc bạn (Nguyễn Mậu Quý)
  7. Đêm nhớ tiếng Từ Quy (Điềm Nguyên)
  8. Niềm tin trong tù (Điềm Nguyên)
  9. Quê hương và em (Huy Phương)
  10. Nấm mồ vô chủ (Phạm Tất Thắng)
  11. Thiếu phụ (Võ Văn Hà)

—>Về tuyển tập thơ văn H.O.

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, **Chuyện Tù, 1.Hồi-ký - Bút-ký | Leave a comment

NGƯỜI TÙ Ở LẠI (Nguyễn Tư)

Nguồn: Lê Thy đánh máy từ sách

MỤC LỤC

Thay Lời Tựa của Duyên-Anh
1-Múa võ dưới trăng
2-Tiếng đàn trong đêm
3-Tiếng dế nỉ non
4-Người tù ở lại
5-Bên dòng sông Ô-Nông
6-Cơn mơ
7-Những cầm giữ bọt bèo
8-Thư cho đá xanh

Continue reading

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết | 1 Comment

Huy Văn Trương: CHIẾN TRANH BÊN CẠNH, TÌNH YÊU- Tập III

<—Tập II
Tập III: NHÀ TÙ HÌNH CHỮ S
(nguồn: tác giả Huy Văn Trương gởi BVCV)

MỤC LỤC

Chương XXIII: Đường ra đơn vị

Chương XXIV: Địa Phương Quân Fulro

Chương XXV: Bèo hợp để mà tan.

Chương XXVI: Cắt cổ cứu người

Chương XXVII: Nhảy núi

Chương XXVIII: Thằng Bờm có cái quạt mo.

Chương XXIX: Nông trường bông vải Sông Lũy

Chương XXX: Bát cơm Phiếu mẫu

Chương XXXI: Bữa cơm đoàn tụ

Chương XXXII: Trừ khi mình có cánh

Chương XXXIII: Văn hóa Nhân Bản

Chương XXXIV: Bánh ít đi, bánh quy lại

—>Chương 23

Posted in 3.Truyện dài - Tiểu thuyết, HUY VĂN TRƯƠNG: Chiến Tranh Bên Cạnh Tình Yêu, Huy Văn Trương, Người Lính VNCH, Văn Hoá Vụ - Trường Võ Bị Đà Lạt | 9 Comments

ĐỜI CHIẾN BINH (Trương Dưỡng)

(Đánh máy: Lê Thy)

ĐỜI CHIẾN BINH
của một Thiếu Tá Nhảy Dù
4 lần bị thương ngoài mặt trận.

MỤC LỤC

Lời trần tình của Tác Giả

Cảm nghĩ của Độc Giả về “ĐỜI CHIẾN BINH”

Thay lời tựa

Tiểu sử tác giả

Chương 1: Tây Nguyên khói lửa mịt mù

Chương 2: Trở về Quảng Trị

Chương 3: Đồi 1062 (Trận Thường Đức)

Chương 4: Trận Đèo Hải Vân

Chương 5: Màn cuối Đời Chiến Binh

Chương 6: Trở về Thánh địa La Vang

Chương 7: Thương về chiến sĩ Khủng Long

Phụ Lục: Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

—> Lời trần tình của Tác Giả

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, TRƯƠNG DƯỠNG: Đời Chiến Binh | Leave a comment

NHẬT KÝ AN LỘC (Bác sĩ Nguyễn Văn Quý)

(nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF do TM gởi)

MỤC LỤC

1-Về Tập Nhật Ký Này 2-Lời Mở Đầu 3-Những Ngày Đầu
4-Căn Nhà Dưới Gốc Cây Đa 5-Sửa Soạn 6-Ngày 06-4-1972
7-Mất Lộc Ninh 8-Lương Khô 9-Cứu Trợ Dân Tỵ Nạn
10-Kho Thuốc Vượt Biên 11-Bác Sĩ Phúc Trở về 12-Phối Hợp Làm Việc
13-Tản Thương Khó Khăn 14-Người Tù Binh 15-Tiếp Tế Từ Trên Không
16-Tấn Công Đợt Nhất 17-Địa Ngục Trần Gian 18-Di Chuyển Chỗ Ở
19-Cơn Mưa Đầu Mùa 20-Những Nét Buồn 21-Tái Lập Phòng Mổ Dã Chiến
22-Tấn Công Đợt Hai 23-Người Ở Lại Bệnh Viện 24-May Rủi Trong Cuộc Chiến
25-Cô Bé Mang Tên An Bình 26-Thăm Lại Chiến Trường 27-Đi Phép Đợt Đầu
28-Về Phép Thăm Nhà 29-Giã Từ Bình Long 30-Chiến Sĩ Xuất Sắc 1972
31-Một Sự Chịu Đựng Kỷ Lục 32-Ba Mươi Năm Nhìn Lại

VỀ TẬP NHẬT KÝ NÀY Continue reading

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Bác sĩ NGUYỄN VĂN QUÝ: Nhật ký An Lộc | 8 Comments

Chuyện Người Kỵ-binh tên Nẫm (Thiếu-tá Hàng-Phong-Cao)

(Nguồn :Lê Thy đánh máy
– trang 266..273 của thiên quân-sử THÉP VÀ MÁU
do Đại-tá Thiết-giáp HÀ MAI VIỆT soạn.)

CHUYỆN NGƯỜI KỴ-BINH TÊN NẪM

của Thiếu-tá Hàng-Phong-Cao
Thiết-đoàn-phó Thiết-đoàn 8 Kỵ-binh

Cuộc chiến 30 năm Quốc-Cộng đã tạo ra biết bao anh-hùng lừng danh trên chiến-trường, ở mọi cấp, ở mọi Quân Binh chủng, ở khắp mọi nơi. Hành-động anh-hùng là một truyền-thống của dân-tộc, tiềm-ẩn trong mọi người, nó là sự kết-tụ của bản-chất can-đảm và lòng hy-sinh. Biết bao chiến-sĩ đã biểu-lộ hành-động anh-hùng và đã ra đi trong lòng đất mẹ Việt Nam. Không nói đến họ, không nêu gương sáng của họ là thiếu-sót đối với lịch-sử chiến-tranh đầy lý-tưởng cao-cả của người lính Việt Nam Cộng-Hòa, quyết chiến-đấu để bảo-vệ nền tự-do và dân-chủ cho Miền Nam Việt Nam. Sau nhiều thập-niên, cuộc chiến Quốc-Cộng đã chấm dứt, chúng ta đã xác-minh được với dân-tộc và lịch-sử, sự hy-sinh của người lính Việt Nam Cộng-Hòa là đúng và cao-cả, người lính VNCH là anh-hùng… Tôi xin nêu ra hình-ảnh và hành-động anh-hùng của một người lính Thiết-giáp, không tầm cỡ, còn quá trẻ, tiêu-biểu cho những người lính trẻ Việt Nam. Continue reading

Posted in 2.Một thời để nhớ, Người Lính VNCH | Comments Off on Chuyện Người Kỵ-binh tên Nẫm (Thiếu-tá Hàng-Phong-Cao)

50 NĂM MẤT HOÀNG SA – MỘT ĐỜI THƯƠNG TIẾC (Nguyễn Đức Thu, K16)

Trận chiến kinh hoàng Điện Biên Phủ giữa Quân Đội Pháp và Việt Minh trong suốt hai tháng đã chấm dứt ngày 7 tháng 4 năm 1954. 

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ước Genève được ký kết. Theo đó, Việt Nam bị chia làm hai, ranh giới là vĩ tuyến 17, thường được gọi là sông Bến Hải. Bắc Vĩ Tuyến 17 thuộc Miền Bắc, Nam Vĩ Tuyến 17 thuộc Miền Nam. Một khu phi quân sự, rộng khoảng 5 cây số dài theo hai bờ sông Bến Hải, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 8 năm 1954. Continue reading

Posted in *Tổ Quốc Ghi Ơn, 1.Hồi-ký - Bút-ký, 2.Một thời để nhớ, Người Lính VNCH, Văn Hoá Vụ - Trường Võ Bị Đà Lạt, Đa Hiệu | Leave a comment

Đi Theo Xác Chồng! (Đồi Bắc, K19)

Đi Theo Xác Chồng!
Đồi Bắc, K19

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình.

Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.

Sau khúc nhạc Hồn Tử Sĩ dạo đầu, cô ca sĩ vừa cất tiếng hát: “Ngày mai đi nhận xác chồng”  thì người đàn ông ở tuổi 82 với 13 năm cầm súng bỗng rụng rời chân tay, mặc dù đã nghe nhiều lần khi còn là lính. Dù nghe ngoài chiến trường, nghe ở hậu phương, nghe khi còn trẻ, nghe khi đã về già, nghe ở mọi thời gian và không gian thì con tim nào mà không xúc động với lời thơ của thi sĩ Lý Thị Ý do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, xúc động cho nỗi đau mất chồng của người vợ lính, sống với hình ảnh người vợ lính khóc bên xác chồng. Continue reading

Posted in 2.Một thời để nhớ, Người Lính VNCH, Đa Hiệu | Leave a comment

NGÀY VỀ (Vương Mộng Long, K20)

NGÀY VỀ
(Vương Mộng Long, K20/TVBQGVN)

Năm 1981, khi tôi còn bị giam trong trại “cải tạo” Z30C Hàm Tân, Thuận- Hải, cứ vào buổi chiều, tôi cùng vài anh bạn tù lại ngồi quây quần bên nhau trên sạp xi măng, nhâm nhi từng ngụm cà phê chế bằng cơm cháy, ôn lại chuyện đời cho nhau nghe.

Hầu như bữa nào cũng vậy, dù trời tạnh ráo hay mưa bão dầm dề, thế nào chúng tôi cũng được nghe tiếng guitar thánh thót của một nhạc sĩ tay ngang, cựu Thiếu Tá Hồ Văn Hùng, gốc Cảnh- Sát Quốc- Gia và tiếng ca trầm buồn ảo não của chàng ca sĩ ngang xương, cựu Thiếu Úy Nguyễn Văn Vinh gốc Biệt Cách Nhảy Dù. Continue reading

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, **Chuyện Tù, BĐQ Vương Mộng Long | Leave a comment

TRONG LAO TÙ CỘNG SẢN (Kiều Công Cự, K22)

TRONG LAO TÙ CỘNG SẢN
(Kiều Công Cự, K22/TVBQGVN)

1. Trở lại căn nhà ở đường Tô Hiến Thành.

Cái giây phút nói tiếng chia tay bao giờ cũng ngại ngần. Nó có vẻ uỷ mị quá chăng (!)? Anh Hợp và tôi không nói một lời gì với nhau, mà cả hai dành trọn tình cảm đó cho những người đồng đội, những người cùng vào sinh ra tử trong suốt đoạn đường chinh chiến.

Ngày đầu tiên và ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, người chỉ huy trực tiếp của tôi là anh Trần Văn Hợp. Hai tiểu đoàn mà tôi phục vụ trong tám năm trong Sư Đoàn TQLC là Tiểu Đoàn 2 (Trâu Điên) và 9 (Mãnh Hổ). Tiểu Đoàn 2 là đơn vị đầu tiên tôi đến, cũng là nơi cuối cùng tôi ra đi. Continue reading

Posted in ***Mùa QUỐC HẬN, **Chuyện Tù, Đa Hiệu | Leave a comment

NỢ ĐỜI MỘT NỬA – MỘT NỬA NỢ ƠN EM (Phạm Tín An Ninh)

NỢ ĐỜI MỘT NỬA – MỘT NỬA NỢ ƠN EM
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu )

Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc dòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu ” Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường ” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”. Continue reading

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Phạm Tín An Ninh | Leave a comment

BÊN DÒNG SỮA MẸ (Trần Nhật Kim)

Bên Dòng Sữa Mẹ

Tôi chợt thức giấc, vội sang phòng ngủ của cha tôi khi nghe tiếng ông gọi “Mẹ ơi!”. Phòng ngủ của cha tôi vẫn yên lặng ngoài tiếng thở nhẹ và đều của ông. Tôi yên lòng khi nhận ra đó chỉ là tiếng gọi của ông trong giấc mơ. Ông vẫn say ngủ, sắc mặt hiền hòa thư thái, như vừa trải qua một giấc mộng của tuổi ấu thơ hiện ra trong tiềm thức.

Tôi phân vân, tại sao ông vẫn nhớ mẹ dù ở vào tuổi “Thất Thập Cổ Lai Hy”, con cháu đầy đàn, đã trải qua những giây phút cam go thăng trầm trong cuộc sống. Hẳn phải do nguyên nhân nào đó đã ghi đậm nơi tâm trí nên thể hiện qua giấc mơ. Người mẹ đã trở thành nơi nương tựa, chỗ bám víu của tinh thần qua các giai đoạn buồn vui trong đời sống con người. Continue reading

Posted in * Trần N Kim, Trần Nhật Kim | Leave a comment

NĂM MỚI SẮP ĐẾN… (nguoiviettudo)

Năm mới sắp đến, đánh dấu một năm nữa trong đời , chợt thấy lòng mình chùng xuống nghĩ ngợi lan man những tháng ngày rời xa Saigon.

Tâm trạng chung của những người con Sàigòn nói riêng và toàn thể người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài là một nhớ nhung không định hình, nhưng có thể gói trọn trong hai chữ : mất mát. Người Sàigòn mất quê hương và người Việt Nam lưu vong mất đất nước . Continue reading

Posted in 6.Bạn đọc viết, Bình-luận - Quan-điểm, nguoiviettudo | 2 Comments

MỖI GIA ĐÌNH, MỘT THƯƠNG PHẾ BINH (Nam Lộc)

Thân kính gởi quý anh chị và các bạn.
Xin nhờ chia sẻ và giúp chúng tôi phổ biến.
 
Thành thật cám ơn và Happy New Year đến tất cả quý thân hữu.
Nam Lộc

MỖI GIA ĐÌNH, MỘT THƯƠNG PHẾ BINH

Giáng Sinh vừa qua, Tết Nguyên Đán và năm mới cũng gần kề. Nhân mùa lễ hội, chúng tôi lại xin mạn phép để được nhắc nhở đến quý vị ân nhân, bạn hữu cùng những người thân trong gia đình, đặc biệt là gần 500 vị đã ghi danh để bảo trợ các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa qua chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh” mà chúng tôi đã phát động từ năm 2021. Continue reading

Posted in Thương Phế Binh VNCH | Leave a comment

“Hãy Thắp Cho Ông Một Ngọn Đèn”

Thân gởi quý anh chị và các bạn,
 
Nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, một trong số những văn nghễ sĩ được quý trọng nhất vừa vĩnh viễn ra đi, nhưng lòng vẫn chĩu nặng những ưu tư và khắc khoải cho quê hương đất nước như lời ông để lại:
 
“Mai tôi đi như máu chảy ngoài tim
Xin khấn nguyện cả mười phương tám hướng
Cho quê hương u mê ngày thức tỉnh
Để dù xa có chết cũng vui mừng…”

Xin quý anh chị và các bạn “Hãy Thắp Cho Ông Một Ngọn Đèn”, cầu chúc ông mãi hạnh phúc với người vơ yêu quý của mình ở bên kia thế giới, và  cùng nghe một số ca khúc ông để lại cho đời.
 
Thân mến,
Nam Lộc
Posted in Audio-Video, Video nhạc | Leave a comment

TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG…KHOE! (Linh mục NGUYỄN HỮU LỄ)

TÔI KHÔNG THỂ KHÔNG…KHOE!

Các bạn thân mến,

Sáng hôm nay, tôi do dự không muốn post bài này, vì sợ có người nói này nói nọ, sợ có người nói: “ Ông cha Lễ này “bu-xịt” ( khoe khoang, khoác lác) , mang chuyện riêng tư ra khoe”! Nhưng cuối cùng tôi quyết định phải post lên cái tin “CỰC VUI” mà tôi vừa nhận chiều tối hôm qua, và suốt đêm rồi tôi không ngủ được vì nó! Đó là cái tin gì, tôi sẽ nói dưới đây. Nhớ lại có một lần cách nay…66 năm, chính xác là năm 1957, tôi cũng đã bị mất ăn mất ngủ và nôn nao cùng cực vì một cái tin ”CỰC LỚN” là tôi được đi SÀI GÒN lần đầu tiên lúc 14 tuổi. Việc này tôi có ghi lại trong Bút Ký TÔI PHẢI SỐNG ở Chương 2 với tựa đề : “BIẾN CỐ VĨ ĐẠI: ĐI SÀI GÒN”. Continue reading

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Lm NGUYỄN HỮU LỄ: Tôi Phải Sống | 1 Comment

MỘT MẨU CHUYỆN ĐỜI : CHÙM BONG-BÓNG VỠ (Đào Ngọc Phong)

Ông nghe một giọng phụ nữ reo lên :  “Ô! bác đã thức rồi”. Trước mắt ông hiện ra một người phụ nữ trong trang phục y tá; ông chống tay tính ngồi dậy; cô y tá giơ tay ra hiệu cho ông nằm yên. Ông cảm thấy tâm trí ông như vừa qua một cơn say; ông thảng-thốt hỏi : 

Có phải tôi đang nằm trong bệnh viện không?’”

 “Đây là nhà bác ạ, trong phòng ngủ của bác đấy”:

Ông đảo mắt nhìn quanh, căn phòng ngủ quen thuộc, giống như ông vừa đi du lịch xa về.

Bác nằm yên một lát rồi từ từ ngồi dậy, cháu sẽ kể cho bác việc gì đã xảy ra, xin mời bác dùng chén trà nóng”. Continue reading

Posted in 4.Truyện ngắn | Leave a comment

TÌM CON ĐƯỜNG SỐNG (Trần Nhật Kim)

TÌM CON ĐƯỜNG SỐNG

Tôi suy nghĩ nhiều về lời nhắn của vợ tôi.  Nàng cần một thư với nội dung tôi “chấp nhận cho vợ con tôi xuất ngoại” với chữ ký của cán bộ và dấu đỏ của cơ quan, để bổ túc hồ sơ xin xuất cảnh đã nộp cho văn phòng Sở Ngoại vụ.  Chuyện là, gia đình tôi được người chị vợ là công dân Hoa Kỳ đứng tên bảo lãnh theo diện anh chị em với mẫu I-130.  Vì vậy, chúng tôi phải bổ túc để hoàn tất hồ sơ bảo lãnh tại Sài Gòn, trong đó theo yêu cầu của Sở Ngoại Vụ (Đường Nguyễn Du, Sài Gòn), gia đình tôi phải nộp một thư là tôi thỏa thuận cho vợ con tôi xuất ngoại.  Một việc làm rất khó thực hiện vào lúc này, vì tôi đang ở trong trại tù cải tạo.  

Cách đây không lâu, khi đội 16 phụ trách hoàn tất mái bằng trộn sỏi của khu kiên giam mới,  nhóm chúng tôi có 3 người gồm anh Cẩm, anh Hương và tôi.  Khi cán bộ biết chuyện vợ con anh Cẩm đã thoát khỏi Sài Gòn trước ngày 30-4-1975, hắn không tiếc lời xỉ nhục, nào là: “bán vợ đợ con cho ngoại bang, ăn cơm thừa bơ cặn của Đế quốc”…  Từ đó anh Cẩm được cán bộ đặc biệt lưu tâm.  Tôi không dám hé môi.  Nhưng phải tìm cách nào, vì vợ tôi hẹn sẽ ra thăm và lấy thư vào lần “thăm nuôi” tới đây.  Continue reading

Posted in 1.Hồi-ký - Bút-ký, Trần Nhật Kim | Leave a comment

Cai tù Việt Cộng (Phạm Kim Khôi)

CAI TÙ VIỆT CỘNG

1. Như hàng ngàn nhà tù khác, Việt cộng đã dựng lên sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, ngày cuối cùng của hạn kỳ 10 ngày do chính chúng quy định cho Sĩ Quan cấp Úy đi “học tập cải tạo” đã qua tại nhà tù Long Giao. Nỗi hoài nghi về sự lừa gạt của Việt cộng càng ngày càng trở thành chính xác khi tuần thứ 10 cũng đã qua luôn.

Cái án tù vô hạn định không hề tuyên bố đang chính thức được thi hành để hủy diệt dần mòn số phận toàn thể Sĩ Quan của một quân đội thua trận vì bị Đồng Minh phản bội.

Trước khi chuyển tù từ các nơi tập trung ở Saigon về Long Giao, cán bộ Việt cộng phụ trách công tác tuyên bố:“nhờ chính sách khoan hồng đại lượng của cách mạng hôm nay các anh được đưa đến một địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi để học tập cải tạo…”, tới nơi mới thấy địa điểm đầy đủ điều kiện thuận lợi là một chỗ không có lấy một cái cầu tiêu, không một miếng ván lót nằm. Continue reading

Posted in **Chuyện Tù, Tội Ác Cộng-sản | Leave a comment