CHIẾN-THẮNG AN-LỘC 1972 : Phần I (Chương 1-5)

CHƯƠNG 5

1- PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 5 VIỆT NAM CỘNG HOÀ
( Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Đại Tá Cố Vấn Trưởng William Miller )

anloc_chuong5-11.1 . Chuẩn Tướng LÊ VĂN HƯNG

Tại hầm chỉ huy (hầm trại Đỗ Cao Trí), ngay khi vừa đặt chân xuống An Lộc, nhận định được tình hình tại mặt trận, Tướng Hưng ra lệnh cho tất cả các đơn vị trực thuộc phải “ tử thủ”, nhất quyết chiến đấu đến cùng, thề không rút lui.

Ông đã biểu lộ quyết tâm, và ra sức đôn đốc chỉ thị các đơn vị tại mặt trận. Ông đã tỏ ra hăng say, Ông cởi bỏ phăng chiếc áo trận có gắn một sao hai bên bâu áo, để lộ bên trong, còn lại chiếc áo thung màu xanh rong biển, khoác bên ngoài chiếc áo giáp, hai bên có giắt 2 quả lựu đạn M.26, quyết ăn thua đủ với quân Cộng Sản Bắc Việt trong trường hợp chúng nó mò đến được hầm Chỉ Huy, áo giáp lại không cần kéo Zip, để hở ngực, chân thì luôn luôn không rời khỏi đôi giầy trận, làm việc không ngừng nghĩ trong thời gian cuộc chiến (từ 07 tháng 04 đến 07 tháng 07 năm 1972).

Dưới quyền chỉ huy của Vị Tư Lệnh Mặt Trận An Lộc, Tướng Hưng có trong tay:

A . Giai đoạn đầu:

  • Trung Đoàn 7 (-) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, trách nhiệm phòng thủ tuyến phía Tây An Lộc,
  • Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (-), trách nhiệm phía Bắc và phía Đông,
  • Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh (từ căn cứ Cầu Cần Lê rút về), đóng ở trung quân mặt phía Nam,
  • Tiểu Khu Bình Long, trách nhiệm phòng thủ phía Nam.

B . Giai đoạn 2:

Được Quân Đoàn 3 tăng cường cho Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, thay thế Biệt Động Quân, trấn thủ toàn diện phía Bắc và một phần phía Tây.

C . Giai Đoạn 3 và cho đến khi chấm dứt cuộc chiến:

Được Quân Đoàn 3 tăng cường thêm:

  • Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, tăng cường Tiểu Khu Bình Long trấn thủ mặt Nam,
  • Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù tăng cường Trung Đoàn 8 Bộ Binh, trấn đóng sườn phải mặt Đông Bắc, giáp tuyến Biệt Động Quân.

Đó là những đơn vị cấp Trung Đoàn, có danh hiệu truyền tin trên tần số, liên lạc 24/24 với Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng, thường xuyên báo cáo về tình hình trên tuyến phòng thủ trách nhiệm, cũng như xin không quân chiến thuật yểm trợ tiếp cận hay trong lúc lâm trận, ngoài ra Tướng Hưng còn có nhiệm vụ ghi nhận những tin tức cùng yếu tố cấn thiết từ các đơn vị trực tiếp gọi về, để Ông trình về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn xin những phi vụ B.52 thuộc Không Quân Chiến Lược Hoa kỳ, trước 48 tiếng đồng hồ, cho mỗi lần yêu cầu.

1.2 . Đại Tá WILLIAM MILLER

Vị Cố Vấn Trưởng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà là người rất tận tâm trong chức vụ trong suốt thời gian trận chiến. Mặc dù vào ngày đầu tiên, khi cùng Tướng Hưng đặt chân xuống An Lộc, Ông có cảm giác (hay đã biết được ??) là Bộ Chỉ Huy (Tiền Phương) của Sư Đoàn 5 (nơi Ông đang đứng), sẽ không chịu đựng được sức công phá của các loại đạn 130 Ly và hoả tiễn của Cộng Quân, và Ông đòi rút toán Cố vấn Mỹ trở lại Lai Khê. Lúc mới nghe thì tưởng như Ông muốn làm khó dễ Tướng Hưng, nhưng đến khi nghe Tướng Hưng thốt lời “Sư Đoàn cần có Cố vấn Mỹ trong giai đoạn khẩn trương này”, thì Ông đồng ý đi theo Tướng Hưng đến quan sát “Thành Đỗ Cao Trí” và ưng thuận ở lại, để rồi hết lòng giúp đỡ Tướng Hưng trong việc liên lạc cũng như điều chỉnh trong vấn đề “Không yểm” với Không Lực Hoa Kỳ. Ông làm việc ngày đêm, không chút than van.

Đôi khi Ông cùng các vị sĩ quan trong toán cố vấn thay phiên nhau thức suốt đêm để điều khiển không quân yểm trợ cho quân Bạn, nhất là trong những đợt tấn công của địch vào các tuyến phòng thủ của quân Việt Nam Cộng Hoà. Nhiều khi đang mơ màng, vừa mới đặt lưng xuống nghỉ, thì bị Tướng Hưng gọi giật mình ngồi dậy … Miller … Miller … , Ông vội vàng trả lời: Yes…yes …General … đó là giọng điệu thói quen hằng ngày của hai người thường đối đáp với nhau, tỏ vẻ thân tình trong sự kính trọng tài năng lẫn nhau, dù rằng trước đó vài hôm, hai vị có chút bất đồng về vụ Đại Tá Miller có nêu lên trường hợp nên thay thế Đại Tá Vĩnh (Chiến Đoàn 9) tại Lộc Ninh, do Cố Vấn Trưởng của Chiến Đoàn 9 nghi ngờ là Đại Tá Vĩnh sẽ đầu hàng quân địch, thay vì tử thủ.

Do sự tận tụy và thân tình đó, các phi vụ oanh kích, oanh tạc của các phi tuần phản lực Hoa kỳ cất cánh từ hai Hàng Không Mẫu Hạm đang có mặt ngoài khơi Biển Thái Bình Dương đã được hướng dẫn một cách rất là chính xác, và có hiệu quả cao. Địch quân phải chịu tổn thất rất nặng nề về nhân mạng cũng như về chiến cụ. Thêm vào đó, những Box B.52 (phi cơ phát xuất từ căn cứ đặt tại Đảo Guam) trải THẢM BOM hàng ngàn tấn trên đầu quân Cộng Sản Bắc Việt, khi thì làm nổ hàng giờ các kho đạn “dã chiến” (đào ụ trên mặt đất), khi thì đánh trúng các giàn pháo 130 ly và những giàn phóng hoả tiễn của Cộng quân, lúc lại đánh trúng ngay vào cả “ĐOÀN QUÂN” bộ chiến, có T.54 và PT.76 yểm trợ, đang hùng hổ tiến gần sát tuyến phòng thủ cuối cùng của quân trấn thủ Việt Nam Cộng Hoà. B.52 đúng là loại khắc tinh của chiến thuật biển người, mà Cộng quân đang áp dụng, là loại “Thần dược” trị bá bệnh do Cộng quân gây ra cho quân trấn thủ tại mặt trận An Lộc.

“ Một Phi vụ (Box) B.52 có 3 chiếc, trải thảm BOM chồng mép lên nhau (overlap), có tầm sát hại chiều ngang 1 cây số, chiều dài 3 cây số. Trước khi BOM gần tới đất, gây ra tiếng gió rít lạnh cả người, tưởng chừng như tiếng “ma kêu, quỷ rú”, và sau khi chạm đất, nổ tung mịt mù cát bụi, khi tan khói bụi, thì thấy lố nhố các hố bom loang lổ, to hơn cái ao (cái đìa), và xung quanh chu vi 1 cs x 3 cs, không còn một thứ gì đứng vững, đã trộn lẫn vào đất cát tan tành kể cả các chiến xa, cũng không ngoại trừ; Cộng quân gọi những hố Bom này là Bom Đìa (theo ngôn ngữ Miền Bắc).

Chiếu theo tài liệu “ The Battle of An Lộc” của Tác Giả James Willbanks , và một tài liệu “giải mật”, thì Đại Tá Miller đã được đình chỉ công tác Cố Vấn cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hoà, và được triệu hồi về Mỹ, bị điều trần trước Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, trong đó Tiến Sĩ Henry Kissinger vừa là Ngoại Trưởng vừa là nhân vật đứng đầu trong hàng Cố Vấn An Ninh, đầy quyền uy tại Tòa Bạch Ốc lúc bấy giờ…. Ông rời An Lộc vào ngày 10 tháng 05 năm 1972, và được một vị Trung Tá khác tên là Walter Ulmer thay thế chức Cố Vấn Trưởng, cho đến ngày tàn cuộc chiến.

Cũng theo tài liệu này, trong toán cố vấn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Đại Tá Miller đã có vị Cố Vấn Phó là Trung Tá Ed Benedit, đã cùng với Đại Tá Miller có mặt từ đầu trận đánh.

Nói tóm lại, Đại Tá Miller quả thật là một Sĩ Quan có tinh thần “Trách Nhiệm” đã làm tròn chức năng của một vị Cố Vấn Trưởng, thật đáng ca ngợi và tuyên dương công trạng. Ông đã góp phần lớn công sức cho sự giữ vững và mang về chiến thắng cho toàn Quân Dân Bình Long An Lộc vào năm 1972.

2 . PHẢN ỨNG CỦA BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3/QUÂN KHU III

Tình trạng An Lộc lúc bấy giờ, được ví như một quả tim trong lồng ngực, chứa đựng khoảng 3,200 giọt huyết quản của những chiến sĩ tử thủ và trên 10,000 giọt máu của dân chúng Tỉnh Bình Long, thề quyết sống chết với quân thù Cộng Sản phương Bắc, đang thoi thóp thở từng hồi, theo từng đợt tấn công của địch, dưới sức ép của khoảng trên 37,000 quân đang bủa vây cả 4 mặt bên ngoài.

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III, Vị Tổng Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, được ví như là một vị “ Y Sĩ “ giỏi, đang chữa trị cho con tim vĩ đại đó tiếp tục được tồn tại, cần phải làm cho nhịp tim được “đập” đều hoà bình thường trở lại, bằng cách bơm thêm sức, vô thêm máu, cho vào con tim đó, với những loại máu thích hợp cho cơ thể con bệnh An Lộc, và cũng là những loại máu “khắc tinh” đối với Cộng quân. Có nghĩa là phải lập tức châm thêm quân vào An Lộc sao cho kịp lúc kịp thời, với những Chiến Sĩ Nhảy Dù và Biệt Cách Dù, là những đơn vị thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đồng thời cũng là những Binh Chủng “Khắc tinh” đối với Bộ Đội của quân Cộng Sản Bắc Việt.

Căn cứ vào nguồn tin “kiểm thính mật mã”, do toán chuyên viên “Mật Mã” của Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, đặt tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Chỉ Huy và điều khiển chiến trường An Lộc. Do bản tin “mật mã”, Bộ Tư Lệnh Hành quân Quân Đoàn 3 có thể biết được hầu hết các tin tức, về danh tánh đơn vị, mọi sự điều động quân, cũng như ý định của địch, trước khi tấn công, của các đơn vị từ cấp Trung Đoàn đến Sư Đoàn. Các tin tức này đều được trình lên tức thời cho Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, để nghiên cứu và đề ra kế hoạch đối phó, đồng thời mật báo cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 của Tướng Hưng để chuyễn lại cho các đơn vị trên chiến tuyến biết để cảnh giác đề phòng.

Tin kiểm thính ghi nhận: toàn bộ Công Trường 5 đã tung hết vào trận chiến, đang bị Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà cầm chân tại mặt phía Bắc Tỉnh lỵ, không còn khả năng tiến xa thêm được, ngoài gần ½ diện địa đã bám trụ được; Công Trường Bình Long, được tăng cường thêm Trung Đoàn 271 của Công Trường 9, tấn công mặt phía Đông thị trấn, cũng đã bị Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân cầm chân không thể lấn xa thêm được, đành phải bám dùi tại chỗ. Còn ở mặt phía Tây, Công Trường 9 (-), cứ di chuyển tới lui, để tránh né phi cơ đồng minh oanh kích. Ở mặt phía Nam, vùng trách nhiệm của Công Trường 7, đã cắt cử Trung Đoàn 209, (đóng chốt) vùng Tàu Ô phía Nam còn lại 2 Trung Đoàn được bố trí hai bên Quốc Lộ 13, khoảng 4 cây số về phía Nam An Lộc: Trung Đoàn 165 bên cánh phải vùng Xa Cam, Xa Trạch, Trung Đoàn 141 bên cánh trái, vùng Ấp Srok Gòn (tính từ Bắc xuống Nam).

Cả hai Trung Đoàn này vẫn còn ẩn phục phía Nam để chờ “bắt sống” đoàn quân tháo lui của Việt Nam Cộng Hoà từ An Lộc rút về Lai Khê hay Bình Dương (nếu có xãy ra), hoặc đợi khi có lệnh, phối hợp với Công Thường 9, làm nỗ lực chính, tấn công từ phía Nam lên chiếm thành phố.

Đó là tình hình trận liệt địch, tính đến chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972.

Sau khi nhìn bản đồ trận liệt của địch, Tướng Minh nhận thấy, về phía Đông Nam, lực lượng địch gần nhất trong vòng chu vi 4 cây số vuông, khu vực Đồi Gíó và Đồi 169, và những thung lũng kế cận, chỉ có Trung Đoàn 141 của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt có thể có khả năng “bôn tập” (di chuyển nhanh), để cản trở việc đổ Quân Dù và Biệt Cách Dù (dự trù) tăng viện cho An Lộc.

Muốn tránh mối hiểm hoạ có thể có từ đơn vị Trung Đoàn 141 của Cộng Quân, ta cần phải có một kế hoạch “nghi binh”, làm sao để cho đơn vị Cộng quân này phải tự động rút đi nơi khác, để cho việc đổ quân Dù và Biệt Cách Dù được an toàn cũng như bảo toàn được quân số nguyên vẹn tiến vào cứu nguy An Lộc…

Chiều ngày 13 tháng 04 năm 1972, Tướng Minh chỉ thị cho “Phát ngôn viên Quân Đoàn” trở về Sài Gòn, tại địa điểm số 49 Đường Nguyễn Lâm (Quận 10), nơi các thông tín viên Quốc Nội cũng như Quốc Ngoại thu nhận “tin nóng bỏng” từ chiến trường An Lộc (hằng đêm) vào khoảng 7 giờ tối.

Khi tin tức thu nhận được từ Đài Phát Thanh Hà Nội loan báo sẽ chiếm được An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972 để ra mắt cái Chính Phủ gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và tiếp theo Bản tin diễn tiến tình hình chiến sự do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phổ biến ngày 12 tháng 04 “Căn cứ Cầu Cần Lê” đã được lệnh rút lui, và trên đường lui quân của Chiến Đoàn 52 (-) thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đang bị hai Trung Đoàn của địch bao vây ngăn chặn, giao tranh ở cường độ ác liệt, các đặc phái viên của các Nhật Báo nội địa cũng như ngoại quốc, đều có cảm nghĩ rằng quân Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát vào An Lộc, và rất nóng lòng trông chờ Bản Tin chiến sự “mới nhất” vào buổi tối ngày 13 tháng 04 năm 1972.

Bản tin tường trình về tình hình chiến sự tại mặt trận An Lộc, với các ký giả Quốc Nội và các đặc phái viên của các hãng thông tấn ngoại quốc hiện diện, được Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh (Phụ Tá Hành Quân Tư Lệnh Quân Đoàn, kiêm Phát ngôn viên Quân Đoàn 3/Quân Khu III) phổ biến.

Sau khi hội ý và thảo luận với Vị Tư Lệnh Quân Đoàn và Bộ Tham Mưu, Trung Tá Ánh từ Lai Khê lái xe về Sài Gòn, với hành trang cho cuộc họp báo thật “đặc biệt”, vì vào sáng sớm ngày 13 tháng 04 năm 1972, Cộng quân đã chính thức mở cuộc tấn công vào Thị Xã An Lộc.

Cuộc họp báo lần này có hai phần quan trọng, được loan tin TRÌNH trước Quốc Dân Đồng Bào, qua các Nhật Báo Quốc Nội, và trước dư luận quần chúng toàn Thế Giới, xuyên qua các Bản điện tin của các hãng Thông Tấn QuốcTế.

Phần thứ nhất: Về diễn tiến tình hình chiến sự trong ngày 13 tháng 04 năm 1972 ,,.. Cuộc pháo kích liên tục… cuộc quần thảo giữa 2,500 quân của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến (kèm theo sơ đồ trận liệt).

Phần thứ nhì của cuộc họp báo, cũng là phần quan trọng chính yếu, cần phải đạt được. Đó là phần “Phản ứng của BTL Quân Đoàn 3” ra sao trước tình hình chiến sự cực kỳ nghiêm trọng như thế ??

Trung Tá Ánh lãnh chỉ thị của Vị Tư Lệnh Quân Đoàn phát biểu như sau:

“ Theo tin từ một thương binh (cấp Chỉ Huy Tiểu Đoàn) của Công Trường Bình Long (Cục R), được các chiến sĩ Biệt Động Quân cứu cấp hôm 11 tháng 04 năm 1972 cho biết: Tướng Trần văn Trà và Bộ Tham Mưu tiền phương cùng vài nhân vật đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, từ Lộc Ninh đã di chuyển đến trú đóng tại phi trường Quản Lợi, và lực lượng bảo vệ an ninh chỉ có 1 Tiểu Đoàn “Đặc Công” của Cục R mà thôi … Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 liền thiết lập kế hoạch trình về Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, xin cấp thời cho “Thả Dù” Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù vào phía Đông Bắc An Lộc (sau lưng Trung Ương Cục Miền Nam), để tóm gọn cái Chính Phủ bù nhìn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và bắt sống Tướng Trần văn Trà”.

Một câu hỏi của đặc phái viên ngoại quốc : Kế hoạch thả Biệt Cách Dù vào “sau lưng Cục R” chừng nào thực hiện? Trung Tá Ánh trả lời: Vào sáng sớm ngày mai (14 tháng 04 năm 1972). Cuộc họp báo được kết thúc vào khoảng 8 giờ tối cùng ngày, và vào khoảng 10 giờ đêm, tin tức Biệt Cách Dù sẽ được thả bọc phía sau Trung Ương Cục Miền Nam làm chấn động cả Thế Giới. Cặp bài trùng Kissinger và Lê Đức Thọ người thì chỉ thị cho phối kiểm lại, người thì vội điện tin về Hà Nội, gấp rút thông báo ngay cho Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn của Tướng Trà chuẩn bị đề phòng.

Khi nhận được tin trên, Tướng Trà kiểm điểm lại lực lượng tấn công An Lộc lúc bấy giờ các đơn vị Bộ Binh cơ hữu cận kề, đều bị cầm chân hết tại các giáp tuyến trên trận tuyến (nguyên Công Trường 5 đang kẹt với Trung Đoàn 8 Bộ Binh tại mặt phía Bắc, Công Trường Bình Long và 1 Trung Đoàn của Công Trường 9 thì kẹt với Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà tại mặt phía Đông) nhất là quân số của các đơn vị vừa kể không còn được nguyên vẹn, cũng như khả năng tác chiến không đủ sức đương đầu với Biệt Cách Dù, để bảo vệ Bộ Chỉ Huy đầu não của Quân Đoàn và Cục R được.

Thời gian chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, là Biệt Cách Dù sẽ được thả xuống trận địa, nhìn lại đơn vị bảo vệ hiện tại, chỉ có 1 Tiểu Đoàn đặc công, 400 tay súng, thì không thể nào đương cự nổi với “hằng ngàn !!” Biệt Cách Dù thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Duyệt kỹ lại chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 141 của Cộng Trường 7, đang bố trí quân ở Ấp Srok Gòn, 7 cây số Tây Nam phi trường Quản Lợi, Trung Đoàn 141 là đơn vị thiện chiến nhất của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với 1,600 cán binh còn nguyên vẹn, sinh lực đầy đủ cũng như tính cơ động cao, mới có khả năng và đủ thì giờ cũng như đủ thực lực, di chuyển về tăng cường bảo vệ Cục R, để cản ngăn Biệt Cách Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trung Đoàn 141 được lệnh cấp tốc rời vùng trú quân trong đêm, di chuyển đến mục tiêu đã ấn định (Phi trường Quản Lợi).

Như vậy, Cộng quân đã trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn” (dụ cọp ra khỏi rừng), bỏ trống cả một vùng 4 cây số vuông phía Đông Nam, dùng cho việc đổ quân (trực thăng vận) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù vào 2 ngày 14 và 15 tháng 04, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972, được an toàn theo đúng như kế họach.

Việc Trung Đoàn 141 của Công trường 7 Cộng sản Bắc Việt rời Ấp Srok Gòn rút về bảo vệ cục R, được chứng minh qua đoạn văn trong Bài Phóng Sự “Chiến Trường Đi Không Hẹn” của Tác Giả Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, là nhân chứng sống (Thiếu Tá Tài lúc còn là Đại Úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), theo Liên Đoàn đáp xuống An Lộc ngày 16 tháng 04 năm 1972, bãi đáp nằm sát cạnh bên Ấp Srok Gòn viết lại như sau:

“…. Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm, Biệt Cách Dù tiến chiếm Ấp Srok Gòn, trong im lặng và an toàn, vì địch vừa rút ra khỏi đây không lâu. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh Ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng. Bóng đêm dầy đặc, im vắng. Xa xa về hướng An Lộc, đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh… (1)

Đúng như lời Phát ngôn viên Quân Đoàn 3 đã phát biểu với Báo Chí, sáng sớm ngày 14 tháng 04 năm 1972, hàng chục chiếc vận tải cơ C. 123 và C.130 của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có mặt trên vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm của tất cả các loại súng phòng không của Cộng quân, tung ra những cánh “Hoa Dù” rợp cả một góc trời, “Thiên thần Biệt Cách “GIẢ”, vì chiếc Dù thì thật 100%, còn chiến binh đang “tòn ten” dưới dù, toàn là những hình nộm, được kết bằng thứ vật liệu đủ nặng, tương đương với sức nặng của 1 người. Cùng thời điểm đó, Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, cũng vừa hoàn thành một vòng đai phòng thủ bên ngoài, Tiểu Đoàn đặc công, có trách vụ tuyến phòng thủ bên trong và bảo vệ an ninh cận kề cho Bộ Chỉ Huy đầu não Cục R. Tất cả đã chuẩn bị sẳn sàng chờ Biệt Cách Dù nghênh chiến..

Chờ đợi, từ sáng cho đến chiều tối, mà vẫn chưa thấy Biệt Cách Dù xuất hiện. Khi màn đêm đổ xuống, thì lại càng hồi hộp lo âu, tinh thần giao động, rất quan ngại về kỹ thuật “tác chiến ban đêm” xuất quỷ nhập thần của Biệt Cách Dù. Trời lại sáng, suốt ngày cũng vẫn không thấy Biệt Cách Dù động tịnh nổ súng, không biết Biệt Cách Dù, sau khi xuống tới trận địa, đã di chuyển đi đâu, di chuyển đánh bọc hậu sau lưng hay là sườn trái hay phải. Tại hầm Chỉ Huy, Tướng Trà cho gọi máy liên hồi hỏi Trung Đoàn 141 có phát hiện dấu tích gì của Biệt Cách Dù hay không? Tâm trạng của những người đang có mặt tại căn hầm chỉ huy của Cộng quân (hầm nầy do quân Đội Hoa kỳ xây cất từ trước), đều hồi hộp lo sợ bị Biệt Cách Dù bắt sống.

Tình trạng chờ “nghênh chiến” với Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã trải qua 3 ngày đêm … Vừa đủ thời gian cho Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 hoàn tất việc đổ quân: (Hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà) Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào được An Lộc để kiện toàn tổ chức phòng thủ: Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù mở rộng vòng đai phòng thủ thêm 2 cây số về phía Nam; Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chiếm lại ½ diện địa phía Bắc Thành Phố.

Như vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đã hoàn thành chiến pháp được gọi là “Điệu Hổ Ly Sơn” lừa được địch, tự động bỏ trống 4 cây số vuông phía Đông Nam An Lộc để trực thăng vận 3,000 Quân Dù và Biệt Cách Dù vào tiếp ứng cứu nguy An Lộc (2,450 Chiến Binh Mũ Đỏ, 550 Chiến Binh mũ xanh).

Cho đến giờ này “quả tim vĩ đại An Lộc”, mới được cứu tỉnh, nhịp đập lần hồi trở lại bình thường, hy vọng sẽ đẩy lui bất cứ cuộc tấn công nào trong những ngày kế tiếp của Cộng quân.

Ngày 19 tháng 04 năm 1972, tại Bản Doanh Hành Quân Tiền Phương của Quân Đoàn 3/Quân Khu III tại căn cứ Lai Khê, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh phát biểu với Báo Chí trong và ngoài nước: “An Lộc đã trải qua hồi nguy kịch, tuy nhiên chúng tôi vẫn còn phải cẩn trọng, vì nhiều ngàn dân chúng đang còn kẹt trong vòng lửa đạn đôi bên, và Cộng quân vẫn còn pháo kích cả ngày lẫn đêm, vô tội vạ, tạo nhiều tang thương chết chóc, đổ vỡ, cho đồng bào vô tội.”

3 . ĐỔ QUÂN TĂNG VIỆN

Cuộc đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc được chia ra làm hai giai đoạn:

  1. Giai đoạn khẩn cấp: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
  2. Giai đoạn kế tiếp: Thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai (12 cây số Nam An Lộc), dùng làm “bàn đạp” cứ điểm để trực thăng vận Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà; với mục đích “RÚT NGẮN” đoạn đường, tiến gần An Lộc, đồng thời công phá Chốt Tàu Ô.

Trung Trướng Nguyễn Văn Minh, đương kim Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi còn là Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh & Khu 42 Chiến Thuật (vùng đồng bằng sông Cửu Long), đã được nổi tiếng là một tướng lãnh tài giỏi trong chiến thuật “trực thăng vận”, cũng là vị tướng đã đào tạo ra “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây” Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần, Vương Văn Trổ, (từ năm 1965 đến 1968). Ngoài ra Ông còn đào tạo được một vị tướng lãnh khác giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào năm 1975; đó là Chuẩn Tướng Mạch văn Trường.

Vào năm 1972, còn được Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc, Đại Tá Mạch Văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà; Trung Tá Lưu Trọng Kiệt và Trung Tá Lê Văn Dần, đã “tử trận” trên chiến trường Miền Tây vào năm 1966; Tướng Lê văn Hưng và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã Anh Hùng tuẫn tiết trong những ngày đau buồn của Đất Nước 30 tháng 04 năm 1975. Chỉ còn Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường (nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Trung Tá Vương Văn Trổ (nguyên Tỉnh Trưởng Tỉnh Rạch Giá), còn sống sót, cả hai đang cư ngụ tại Thành Phố Houston,Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.

TRỰC THĂNG VẬN TĂNG CƯỜNG

4- LỮ ĐOÀN 1 NHẢY DÙ THAM CHIẾN

anloc_chuong5-2Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, đang quần thảo với địch quân, trong gần suốt tuần qua tại vùng Suối Tàu Ô, được lệnh rút về Quận Chơn Thành, cấp tốc bổ sung và trang bị, chờ lệnh trực thăng vận đổ quân vào tăng cường cho quân bạn, đang trấn thủ tại Thị Xã An Lộc.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù bàn giao trận địa Vùng “Chốt Kiền” Suối Tàu Ô cho Trung Đoàn 31 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, tiếp tục đảm trách công việc “Bứng Chốt”.

Sáng ngày 14 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Lê Quang Lưỡng được triệu hồi về họp tại Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 3/QK III (căn cứ Lai Khê).

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh,Tư Lệnh Quân Đoàn, cho biết tình hình mới nhất tại An Lộc. Sau 2 lần tấn công, địch quân đã lấn chiếm gần phân nửa phía Bắc thành phố. Các đơn vị Bạn đang cần một luồng sinh khí mới đổ vào tiếp ứng cho An Lộc.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù xét thấy còn đủ khả năng để đột phá vòng vây cho quân Bạn đang tử thủ tại Thị Trấn An Lộc..

Tướng Minh cũng khuyến cáo, nơi có thể đổ quân, tương đối được an toàn, trong vùng Đông Nam Thành Phố (khu vực Đồi Gió và Đồi 169). Sau đó, con chim đầu đàn của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Đại Tá Lê Quang Lưỡng cùng vài Sĩ Quan trong Bộ Tham Mưu lên trực thăng bay quan sát, tìm “ BÃI” đổ Quân. Ngay buổi trưa ngày 14 tháng 04, Đại Tá Lưỡng quyết định cho trực thăng vận Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù vào sườn phía Đông của Đồi Gió và đồi 169, cạnh Ấp Srok Ton Cui, (4 cây số Đông Nam An Lộc) để giữ an ninh bãi đáp cho ngày hôm sau (15 tháng 04 năm 1972) toàn bộ Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1, Đại Đội Trinh Sát, cùng hai Tiểu Đoàn 5 và 8 Dù đổ quân kế tiếp.

Tiểu Đoàn 6 Dù, sau khi hoàn thành nhiêm vụ an ninh bãi đáp, để lại một Đại Đội giữ chân tại Ấp Srok Ton Cui, phía Đông Nam dưới chân đồi Gió, Tiểu Đoàn (-) được chia làm 2 cánh, 2 Đại Đội, được giao cho Tiểu Đoàn Phó, Thiếu Tá Phạm Kim Bằng (gốc Thiếu Sinh Quân và tốt nghiệp K.16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam), di chuyển lên chiếm cao điểm Đồi Gió và Đồi 169, làm lực lượng bảo vệ cho Bộ Chỉ Huy (Nhẹ) của Lữ Đoàn 1 Dù, do Trung Tá Lữ Đoàn Phó Lê Văn Ngọc chỉ huy, cùng Pháo Đội (6 khẩu 105 ly), Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, tạo thành một căn cứ Hoả Lực “dã chiến” trên đỉnh Đồi Gió để yểm trợ cho toàn thể mặt trận An Lộc, (trong giai đoạn này, Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh và Trung Đội Pháo Binh của Tiểu Khu Bình Long chỉ còn sót lại 1, 2 khẩu Pháo 105 ly còn sử dụng được mà thôi); Cánh quân thứ 2, gồm 2 Đại Đội, do Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh, di động xung quanh sườn đồi 169.

Lữ Đoàn 1 Dù, được đổ xuống trận địa, do Không Đoàn 43 trực thăng, thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đảm trách, do Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức (Khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) chỉ huy, toàn quyền đảm trách việc “đổ quân” và “tản thương” cho chiến trường An Lộc.

Sau khi đặt chân xuống trận địa, Đại Tá Lưỡng bắt liên lạc với Tướng Hưng (Tư Lệnh mặt trận An Lộc), và Trung Tá Biết (Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân) đang án ngữ mặt phía Đông, đồng thời điều động lực lượng Dù, chia làm 2 cánh: Tiểu Đoàn 8 Dù bảo vệ bên sườn Trái, Tiểu Đoàn 5, Đại Đội Trinh Sát cùng Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù di chuyển bên sườn Phải, bủa gọng kềm, tiến sát vào vòng đai Thành Phố An Lộc, từ hướng Đông Nam.

Khi còn cách tuyến phòng thủ của Biệt Động Quân 1 cây số (vị trí cũ của Tiểu Đoàn 36 Biệt Động Quân khi trước), Tiểu Đoàn 5 Dù chạm với một đơn vị Cộng Quân (cấp Tiểu Đoàn). Địch quân bị quân Dù từ sau đánh tới bất ngờ, sau nửa giờ giao tranh, quân bạn được sự yểm trợ rất đắc lực của các trực thăng võ trang Cobra của Không Lực Hoa Kỳ, Lực Lượng Dù nhanh chóng đánh tan đơn vị Cộng Quân. Thanh toán xong đơn vị Cộng quân đang bủa vây An Lộc từ phía Đông Nam, Lực Lượng Dù tiến vào Thành Phố, gịữa sự hân hoan chào đón của Quân Dân An Lộc.

Một cuộc họp tham mưu cấp thời được diễn ra tại hầm Chỉ Huy của Tướng Hưng, Ngoài Chuẩn Tướng Hưng, còn có Đại Tá Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Đại Tá Trường (Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh), Đại Tá Nhựt (Tỉnh Tưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long), toán cố vấn Sư Đoàn 5 Bộ Binh và Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Sau khi thảo luận và cân nhắc tình hình trận liệt, Tướng Hưng chỉ định đơn vị Dù trách nhiệm gíúp Tiểu Khu Bình Long trấn giữ và mở rộng vòng đai phía Nam. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù trú đóng cùng chung hầm Chỉ Huy của Tiểu Khu Bình Long. Hai Tiểu Đoàn 5 và 8 lần lượt tiến về phía Nam (Tiểu Đoàn 8 bên cánh Trái, Tiểu Đoàn 5 bên cánh Phải, tính từ Bắc xuống Nam).

Khi Tiểu Đoàn 8 Dù vừa vượt vòng đai phòng thủ phía Nam, ngay tại ngã tư Xa Cam, (còn có biệt danh là dốc tử thần) liền bị Pháo và Bộ binh có cả Chiến Xa địch (ước tính cấp Tiểu Đoàn) chận đánh… Chiến trận được mô tả ác liệt. Xin đọc một đoạn bài tường thuật của Đại Úy Đỗ Viết Hùng (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83 thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù):


Sau khi Trung Úy Vân (Đại Đội Trưởng Đại Đội 83) chết vì bị đạn pháo nổ chụp của địch, tôi đang là Trung Uý Đại Đội Phó liền được Tiểu Đoàn Trưởng, Trung Tá Văn Bá Ninh, chỉ định thay thế vị Đại Đội Trưởng vừa đền xong nợ nước. Vừa mới chì huy chưa đầy 10 phút, tôi lại bị thương, nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy Đại Đội. Cùng lúc Đại Đội 82 do Trung Úy Trần Cao Khoan, Đại Đội Trưởng cũng bị thuơng, và gần phân nửa Đại Đội 82 cũng bị trúng miểng pháo của địch,Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Đại Đội 82 lui ra khỏi vòng pháo tập của Cộng Quân,Tiểu Đoàn 8 Dù tạm “khựng” lại. Trong lúc đó Tiểu Đoàn 5 từ cánh Phải, do Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu chỉ huy đơn vị, đánh bọc vào sườn của đơn vị Cộng Quân. Pháo địch không còn hiệu quả, vì trong thế đánh xáp lá cà… Các thiên thần mũ đỏ của Tiểu Đoàn 5 lại có dip lập chiến công thêm một lần nữa…

Chỉ sau khoảng nửa giờ giao tranh, đơn vị Cộng quân tháo chạy về hướng Nam bỏ lại trận địa trên 100 xác chết .. Trung Tá Hiếu cho lệnh truy kích quân địch. Bắn hạ thêm hơn 100 cán binh khác của Cộng quân trên đường đào tẩu.

Trời vừa tối, Tiểu Đoàn 8 Dù được lệnh dừng quân qua đêm trong khu vực phía Nam dọc theo Quốc Lộ 13, bên cánh Phải làTiểu Đoàn 5 Dù… Suốt đêm, mọi người đều ghìm súng chờ địch, trên vòng trời đen tối, luân phiên nhau, các chiếc C.130 tối tân của Không Lực Hoa Kỳ bao vùng, bắn chận quân Địch cận phòng khi có lời yêu cầu, bộ binh địch không dám mạo hiểm tấn công. Trong đêm này, có 1 T.54 xuất hiện cận tuyến phòng thủ củaTiểu Đoàn 8; Thượng Sĩ thuờng vụ Lê Văn Song chỉ huy toán vũ khí nặng chạy rượt đưổi theo sau xạ thủ 57 Ly không giật, vô tình bị hơi phụt của khẩu 57 gây ra tử thuơng; chiếc chiến xa T.54 liền được chỉ điểm cho C.130 có thiết trí Đại Bác 105 ly bắn hạ.

Trời vừa hừng sáng, 2 Tiểu Đoàn 5 và 8 tiếp tục mở rộng vòng đai về phía Nam, Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển,Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù, chì huy 3 đại đội 81 (do Ðại Úy Nguyễn Trọng Ni chỉ huy), Đại Đội 83 (Do Trung Úy Đổ Viết Hùng chi huy) và Đại Đội 84 Dù (do Trung Úy Đồng Văn Minh chỉ huy) cùng song song với Tiểu Đoàn 5 Dù tiến về phía Nam, cách thành phố đến 2 cây số, được lệnh bố quân dừng lại, đào hệ thống phòng thủ, cho đến khi bắt tay được với Tiểu Đoàn 6 Dù từ phía Nam tiến lên giải tỏa.

Sau khi hai Tiểu Đoàn 5 và 8 hoàn tất tuyến phòng thủ 2 cây số vòng ngoài phía Nam, mặt phía Nam An Lộc bây giờ trở thành vững mạnh nhất (nhờ có khoảng 1250 chiến sĩ Dù trấn giữ (2).

Trong thời điểm đó, Tiểu Đoàn 6 Dù trên đỉnh Đồi Gíó và Đồi 169, cũng đã thiết lập xong căn cứ hoả lực Pháo Binh (6 khẩu 105 ly) và bắt đầu khai pháo tác xạ vào quân địch theo yêu cầu của Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

Đúng thật, lực lượng Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã đem đến cho quân trấn thủ “một luồng SINH KHÍ MỚI”, như Tướng Minh đã nói với Đại Tá Lưỡng từ lúc ban đầu.

Sau trận An Lộc Lữ Đoàn 1 Dù được lệnh trở về hậu cứ “Trần Quý Mai” trong trại Hoàng Hoa Thám để dưỡng quân, chỉ có 1 đêm là được lệnh tiếp tục di chuyển hành quân, tăng cường cho mặt trận Quảng Trị.

5. LIÊN ĐOÀN 81 BIỆT CÁCH DÙ THAM CHIẾN

anloc_chuong5-3Đến ngày 16 tháng 04 năm 1972, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được tăng viện cho An Lộc, và khởi phát cuộc phản công tái chiếm lại ½ lãnh thổ phía Bắc An Lộc.

Từng đoàn trực thăng HU1D cất cánh từ căn cứ Lai Khê vào trưa ngày 16 tháng 04 năm 1972 đưa 550 Biệt Cách Nhảy Dù đến chiến trường An Lộc một cách an toàn.

Bãi đổ quân được chọn trên một khoảng ruộng trống, về phía Tây, Tỉnh lộ 245, cách Đồi Gíó 1 cây số về phía Đông Bắc.

Hợp đoàn trực thăng từng đợt 30 chiếc HU1D cho mỗi đợt đổ quân, có 4 trực thăng võ trang hộ tống bao vùng. Đợt đầu thả Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, do Trung Tá Phan Văn Huấn chỉ huy và 4 toán trinh sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách, do Trung Úy Lê Văn Lợi chỉ huy, cùng Đại Đội 1 do Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn chỉ huy và Đại Đội 2 do Đại Úy Nguyễn Sơn chỉ huy; Chuyến thứ nhì gồm có Liên Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn văn Lân, cùng Đại Đội 3 do Đại Úy Phạm Châu Tài (có biệt danh là Hổ Xám) chỉ huy, và Đại Đội 4 do Đại Úy Đào Minh Hùng chỉ huy.

Sau khi được an toàn nhảy xuống trận địa, kiểm điểm quân đầy đủ, Trung Tá Huấn liền cho lệnh các đơn vị di chuyển đến chiếm cứ Ấp Srok Gòn, cận kề bên bãi đổ quân, bố trí xong xuôi, Trung Tá Huấn mở tần số truyến tin, liên lạc được với Tướng Hưng (Bộ Chỉ Huy Mặt Trận) và Đại Tá Lưỡng (Lực Lượng Dù) ở phía Nam để được hướng dẫn lộ trình an toàn cũng như tránh ngộ nhận giữa quân bạn trước khi tiến quân vào thành phố.

Trên đường tiến quân vào chiếm Ấp Srok Gòn, đơn vị Biệt Cách đi đầu, báo cáo về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn, gặp được hai người Thượng, đang mò mẫm trở về Ấp, để tìm các con BÒ của dân làng đã bỏ chạy ra khỏi Ấp còn để lại từ hơn tuần qua, khi Cộng quân đến chiếm cứ. Với nhiều vết tích hầm hố, giao thông hào chiến đấu, còn nguyên vẹn, hai người dân Thượng còn cho biết, quân Cộng Sản cũng vừa mới rút đi, còn chưa kịp lấp lại hầm hố, đào xới tứ tung.

Chiếu theo tài liệu của nhân chứng sống Biệt Cách Dù, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, trong tác phẩm “AN LỘC CHIẾN TRƯỜNG ĐI KHÔNG HẸN”, đoạn “Theo chân đoàn quân ma” có đoạn tường thuật như sau:

Theo kế hoạch giải vây,hai đơn vị thiện chiến được sử dụng đến là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.

Cả hai đơn vị nầy đều nhảy thẳng vào An Lộc với hai nhiệm vụ khác nhau, một phía trong và một phía ngoài thị xã.

Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù sẽ quét sạch hành lang vây khốn bên ngoài chu vi phòng thủ và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù mở đường máu đánh thẳng vào An Lộc tiếp tay với quân trú phòng bên trong, chiếm lại phân nửa thành phố đã mất.

Người ta suy nghĩ, kế hoạch này là một ván cờ liều, một kế hoạch đánh xả láng “thí chốt để lấy xe” , và những đơn vị thi hành sẽ là những con thiêu thân bay vào ánh lửa. Đúng vậy, họ là những con chốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, những con chốt đã sang sông, đã nhập cung,và đã trở thành một pháo đài sừng sững trước mặt quân thù.

Ngày 14 tháng 04 năm 1972, từ Quận Chân Thành, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và một pháo đội được trực thăng vận vào một địa điểm cách An Lộc 04 cây số về phía Đông Nam.

Từ Ấp Srock Ton Cui, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù chiếm lĩnh cao điểm 169, còn được gọi là Đồi Gió, đặt 06 khẩu 105 ly, để yểm trợ cho Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn cùng Tiểu đoàn 5 và 8 Nhảy Dù tiến vào An Lộc.

Linh động và bất ngờ là hai yếu trong binh pháp, được Lữ Đoàn 1 Dù khai thác triệt để trong cuộc hành quân nầy.

Cộng quân bao vây An Lộc bị cú bất ngờ khi thấy lính Nhảy Dù xuất hiện phía sau, yếu tố bất ngờ đã làm địch quân hốt hoảng, trận đánh đẫm máu nổ ra và Nhảy Dù đã chiếm ưu thế, mở được một khoảng trống trong vòng vây kín mít từ phía Đông Nam hướng về An Lộc.

Cùng ngày 14 tháng 04 năm 1972 khi Lữ đoàn 1 Nhảy dù được trực thăng vận vào An Lộc, thì từ những khu rừng già vùng Tây Nam Xa Mát dọc theo biên giới Việt- Miên, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang hành quân, được lệnh triệt xuất để trở về căn cứ Trảng Lớn thuộc Tỉnh Tây Ninh.

Sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972 Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được vận chuyển qua Lai Khê bằng trực thăng Chinook CH-46.

12 giờ trưa cùng ngày, khi kho đạn Lai Khê bị đặc công Cộng Sản phá hoại nổ tung, là lúc toàn bộ 550 quân cảm tử của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù sẵn sang tại phi trường Lai Khê để được trực thăng vào An Lộc.

Nắng hè chói chang oi bức, ánh nằng lung linh theo cánh quạt của trực thăng tiễn đưa đoàn quân Ma đi vào vùng đất cấm. Địa điểm đổ quân là những đám ruộng khô cằn, nứt nẻ phía Tây tỉnh lộ 245, chung quanh là những cánh rừng thưa trải dài theo hướng Tây Bắc, khoảng cách 1 cây số đi về phía Đồi Gió.

Phải một hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đa dụng HU-1D với hai đợt đổ quân mới thực hiện xong cuộc chuyển quân, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã vào vùng hành quân lúc 04 giờ chiều ngày 16 tháng 04 năm 1972. Mở tần số liên lạc với Tướng Lê Văn Hưng trong An Lộc và liên lạc với Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, sau đó nhanh chóng khai triển đội hình chiến đấu di chuyển về hướng Tây, len lỏi theo đường thông thủy giữa hai ngọn đối Gió và 169 âm thầm ngậm tăm mà đi.

Một sự kiện bất ngờ không may xảy đến khi đoàn quân đang di chuyển, một quả bom của Không quân Hoa Kỳ định đánh vào vị trí của Cộng Quân lại rơi ngay vào đội hình đang di chuyển của Biệt Cách Dù, gây thương vong cho một vài binh sĩ, trong đó có Thiếu Úy Lê Đình Chiếu Thiện. Lập tức trái khói vàng được bốc lên cao giữa đoàn quân để phi công nhận diện phía dưới là quân bạn.

Phải mất một thời gian ngắn cho việc tản thương, hai cố vấn Mỹ; Đại Úy Huggings và Thượng sĩ Yearta nhanh chóng liên lạc với Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh Không vận Hoa Kỳ yêu cầu trực thăng cấp cứu và được thỏa mãn ngay. Đây là hai cố vấn thuộc lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ còn chiến đấu bên cạnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù khi quân bộ chiến Mỹ đã rút lui ra khỏi chiến trường Việt Nam theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh được thi hành vào năm 1970.

Sự kiện thứ hai xảy đến là sự xuất hiện của 47 quân nhân thuộc Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân từ đối 169 chạy tuôn xuống, mặt mày hốc hác vì mệt mỏi và thiếu ăn, bị thất lạc và phải trốn trong rừng. Họ đi theo Biệt Cách Dù để trở lại đơn vị gốc trong An Lộc.

Vài tiếng súng AK ròn rã ở phía Đông, có lẽ địch bắn báo động. Tiếp tục di chuyển vế hướng Tây Bắc để vào rừng cao su Phú Hòa. Tiếng súng nổ liên hồi, đứt khoảng phía trước, Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù đang chạm địch. Gặp Tiểu Đoàn Trưởng Nhảy dù- Trung Tá Hiếu cười méo miệng, nói như phân trần ” tụi nó đông như kiến và bám sát tụi moi như bày đỉa đói”.

“ Tụi nó đông như kiến” đã nói lên thực trạng chênh lệch lực lượng quân sự đôi bên mà ưu thế vế phía Việt cộng. Nhưng đã là lính thì phải cố gắng cho đến lúc tàn hơi, đã là một Biệt Cách Dù thì phải chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh cho màu cờ sắc áo của đơn vị.

Hoàng hôn phủ xuống thật nhanh, bóng tối lần lần bao trùm cảnh vật chung quanh. Súng vẫn nổ rải rác từng đợt, từng hồi trong rừng thẳm. Biệt Cách Dù chiếm ấp Srok Gòn trong im lặng và an toàn vì địch vừa rút ra khỏi đây. Lục soát, bố trí và dừng quân chung quanh ấp trong những công sự chiến đấu đã có sẵn của Việt Cộng.

Bóng đêm dày đặc, im vắng xa xa về hướng An Lộc- đạn pháo ì ầm nổ như tiếng trống cầm canh.

Sự đổ quân tăng viện ồ ạt của Việt Nam Cộng Hòa về phía Đông Nam cách An Lộc 4 km, đồng nhịp với các phi vụ đánh bom B52 tàn khốc về phía Nam của thành phố, đã làm cho Cộng quân hoang mang hốt hoảng. Lữ Đoàn 1 Dù là lực lượng đối kháng vòng ngoài để thu hút địch quân đồng thời tạo một lỗ hổng cho Biệt Cách Dù thâm nhập vào thành phố.

Sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, cùng một thời điểm Tiểu Đoàn 8 Dù tiếp cận ngoại vi tuyến phòng thủ của Thị Xã vế phía Nam, cạnh Quốc Lộ 13.

Cộng quân không ngờ Biệt Cách Dù đã lọt được vào Thị xã tiếp hơi cho quân tử thủ và mở cuộc tấn công ngay trong đêm đó vào các khu phố mặt Bắc…

Nói về liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy dù, mặc dù chỉ có 550 chiến sĩ được đổ quân vào An Lộc nhưng khả năng tác chiến có thể bằng hay hơn 2000 quân bộ chiến ( cấp Trung đoàn ) của các Công trường quân Cộng sản Bắc Việt, bởi chiến pháp linh động và bất ngờ, uyển chuyển theo tình hình, biết tùy theo thời tiết và địa thế, khi tấn công thì như vũ bão, sấm sét giáng lên đầu quân địch, khiến chúng không kịp trở tay, xuất hiện bất ngờ như những thiên thần trên trận mạc, đánh cận chiến tuyệt kỹ trên các hầm hố giao thông hào vào ban đêm, chui tường, đục lỗ tác chiến trong thành phố, cả ngày lẫn đêm rất điêu luyện ( lấy ít đánh nhiều, sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít), đột kích bất ngờ thu dọn chiến trường nhanh chóng đã làm kinh tâm khiếp đảm địch quân trên tận dãy Trường Sơn heo hút gió ngàn, và trong thành phố tại ngã ba Cây Thị kỳ TẾT Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn.

Thật là một đơn vị Biệt Kích = Commando thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn hẳn các đơn vị “đặc công” thiện chiến của Cộng Quân, và không thua bất cứ đơn vị Commando nào của các Quân Đội trên Thế Giới.

Theo như lời khai báo của hai dân Thượng, thì đơn vị trú quân tại Ấp Srok Gòn là Trung Đoàn 141 Cộng Sản Bắc Việt, đã vội vàng rút đi trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng 04 năm 1972, đến bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt cũng như Cục R. Điểm đáng lưu ý là Đơn vị Biệt Cách Dù đã tránh được một cuộc chạm súng với đơn vị Trung Đoàn 141 của Công Quân, có quân số đông hơn Biệt Cách Dù đến 5 lần, và Ðịch được ưu thế phòng không và có công sự chiến đấu. Nhất là khi chuyến đầu đổ quân, không sao tránh khỏi đụng trận, các chiến binh Biệt Cách Dù kể cả các trực thăng đổ quân chắc chắn phải bị hao hụt ít nhiều, không còn được nguyên vẹn quân số, để tiếp tục làm tròn sứ mạng tiếp sức với Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, chiếm lại ½ diện địa phía Bắc, trong những ngày kế tiếp sau đó.

Trung Đoàn 141 thuộc Công Trường 7 của Cộng quân, thật sự đã ẩn phục tại Ấp Srok Gòn từ hơn tuần qua, và mới nhận được lệnh điều động rời khỏi vị trí, di chuyển về vùng Phi Trường Quản Lợi. Vì bị trúng kế “Điệu Hổ Ly Sơn”, đúng theo sự thiết kế của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà.

Câu chuyện này, cho đến nay vẫn có rất ít người biết, kể cả đơn vị Biệt Cách Dù cũng không biết được là nguyên do nào mà đơn vị mình được đổ quân ngay vào lòng Địch, mà vẫn được an toàn tiến quân vào tiếp cứu quân Bạn đánh bại Quân Đoàn xăm lăng quân Cộng Sản Bắc Việt, một cách oanh oanh liệt liệt như thế.

Những người biết được câu chuyện “Điệu Hổ Ly Sơn”, chúng tôi ghi nhận có Ba người :

1/ Cố Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng đáng kính của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (Đã chấp nhận kế hoạch do Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đích thân đệ trình,và tức tốc ra lệnh cho những phần hành liên hệ trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu thi hành).

“Một cơ hội may mắn cho Ban Biên Sọan, là một tháng trước khi Đại Tướng Viên từ trần, NGÀI có đọc được những dòng chữ có Highlight về những ưu đãi của Ngài cho TRẬN CHIẾN THẮNG AN LỘC: ( cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ngày 9 tháng 4 năm 1972; Thả Biệt Cách Dù Giả, ngày 14 tháng 04 năm 1972; Tài liệu tác phẩm “An Lộc Chiến trường đi không hẹn” của Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Châu Tài, đã viết trong quyển Chiến Thắng An Lộc 72 (Ấn Bản lần đầu)”.

2/ Vị kế tiếp là Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Người đã nghĩ ra Kế Hoạch Điệu Hổ Ly Sơn, để cho hai đơn vị tinh nhuệ nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà là Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được đổ quân ”AN TOÀN” xuống trận địa, không một tổn thất nào, trước khi lâm trận.

3/ Người kế tiếp còn đang sống là Phát ngôn Viên của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/ Quân Khu III Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh.

Cho đến nay, tháng 04 năm 1972, là lần đầu tiên Liên Đoàn được tập trung một lần, và cùng sát cánh bên nhau chiến đấu trong một thành phố, với tất cả bầu nhiệt huyết và cả tâm tư phấn khởi “ Chiến Thắng quân thù phương Bắc”.

Vào hừng sáng ngày 17 tháng 04 năm 1972, một cuộc rượt đuổi tàn quân Cộng Sản Bắc Việt đang bám trụ xảy ra rất ngọan mục, các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù càng đánh càng hăng. Cộng quân chạy như đàn chuột bị xới ổ, bỏ chạy thục mạng, quy tụ về đồn Cảnh Sát Dã Chiến, phía Bắc thành phố để cố thủ.

Cuộc săn lùng, càn quét địch quân, được tiếp diễn đến ngày 18 tháng 04 năm 1972, tiếng súng bắt đầu lắng dịu trở lại trên diện địa ½ phía Bắc. Quân Cộng sản Bắc Việt đã bị các chiến sĩ Biệt Cách Dù quét sạch, kể cả cứ điểm cố thủ,đồn Cảnh Sát Dã Chiến, sau gần 48 giờ các chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu không ngừng nghỉ.

Từ con chim đầu đàn, Trung Tá Phan Văn Huấn (Liên Đoàn Trưởng), Thiếu Tá Nguyễn Văn Lân (Liên Đoàn Phó), Đại Úy Trần Văn Thọ (Trưởng Ban 3), Đại Úy Nguyễn Văn Mai (Trưởng Ban 2), Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng 4 toán Trinh Sát), Trung Úy Lê Văn Châu (Bác Sĩ Quân Y), Trung Úy Lê Văn Cát (Sĩ Quan Đề Lô Pháo Binh tăng phái), Thượng Sĩ Phạm Văn Cấp (Trưởng Toán Truyền Tin và Mật Mã), Trung Sĩ Nhất …Phương (Ban Tiếp Liệu), và các Cố Vấn Mỹ: Đại Úy Charles Huggins (Cố Vấn Trưởng), Thượng Sĩ Jesse Yearta (Phụ Tá), cùng các Đại Đội Xung Kích Chiến Đấu: Đại Úy Nguyễn Ích Đoàn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Đại Úy Nguyễn Sơn, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Đại Úy Phạm Châu Tài, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Đại Úy Đào Minh Hùng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 4, cùng toàn thể các Hạ Sĩ Quan và Chiến Binh oai hùng trong Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, trực diện chiến đấu.

5. 1 BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG

Nhận diện được từ Đồi Đồng Long, Cộng quân đã từng bắn ngang hông Biệt Cách Dù để yểm trợ cho đồng bọn đang cố thủ trong Đồn Cảnh Sát Dã Chiến trong ngày 18 tháng 04 vừa qua, và đồi này cũng là một vị trí quan trọng ở trên cao điểm, có ưu thế chiến thuật, khống chế cả một vùng mặt phía Bắc thành phố, từ nơi đó Cộng quân có thể dùng các loại súng đại bác không giật bắn thẳng tác xạ vào hệ thống phòng thủ (tuyến phía Bắc của Trung Đoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, xuyên tới Đồn Cảnh Sát Dã Chiến (như chúng đã làm), cũng là nơi xuất phát, tung ra những đợt tấn công của các đơn vị bộ binh và chiến xa địch, kể cả thiết trí các ổ phòng không có thể khống chế vùng không phận phía Bắc Tỉnh lỵ, với cao độ 128 thước, nằm phía phải, sát cạnh Quốc Lộ 13 (tính từ Bắc xuống Nam), và cách ranh giới phía Bắc thành phố khoảng 600 thước, cần phải được “nhổ đi” càng sớm càng tốt.

Từ khi Đại Đội 8 Trinh Sát thuộc Trung Đoàn 8 Bộ Binh và Trung Đội Địa Phương Quân của Tiểu khu Bình Long bị sức ép của địch phải rút lui, Cộng quân tràn vào chiếm cứ.

Để tránh phi cơ oanh kích hay oanh tạc, Cộng quân áp dụng chiến thuật “hạ tiện” trộn lẫn vào dân, đào hầm hố nguỵ trang vòng vòng dưới chân đồi, nơi khu nhà dân cư trú, cũng như khu trường học phía Bắc chân đồi.

Quân Cộng Sản cố ý lấy Dân để tránh bom đạn, nhưng mưu đồ đó đã không được đạt thành, vì khi dân chúng thấy quân Cộng Sản kéo đến liền bồng bế nhau bỏ nhà mà chạy về phía quân Bạn vì nghĩ rằng chỉ có người lính Việt Nam Cộng Hoà mới có thể che chở cho họ, như trường hợp dân chúng từ phi trường Quản Lợi vậy .

Những ai may mắn đã chạy thoát khỏi tầm súng cá nhân, quân Cộng Sản cũng không buông tha, gọi pháo binh hay súng cối bắn theo để sát hại, trả thù cho bõ ghét.

Đa số dân chúng cư ngụ xung quanh Đồi Đồng Long thuộc gia đình binh sĩ của Tiểu Khu Bình Long. Khi dân chúng rời xa quân Cộng Sản, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh mới yên tâm cho phi cơ xạ kích và oanh tạc quân địch.

Quân Cộng Sản vội đào hầm hố luôn cả ngay trong trường học, để nguỵ trang, tránh phi cơ quan sát.

Cho đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, một sự kiện lịch sử, một khúc quanh quan trọng của chiến cuộc, Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đi tiên phong, cùng Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh và Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh VIệt Nam Cộng Hoà, đánh xuyên thủng 2 trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, và bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, tại vùng 2 số phía Nam An Lộc, đã tăng thêm sự phấn khởi, và làm nức lòng tin tưởng cho Quân Dân tử thủ trên toàn mặt trận An Lộc.

Nhân lúc tinh thần quân trú phòng lên cao, và cũng là lúc tinh thần của các cấp cán binh Cộng Sản hoang mang giao động xuống thấp, vì tin quân tăng viện Việt Nam Cộng Hoà đã mở được cửa ngõ phía Nam, thừa thắng xông lên, ngày 12 tháng 06 năm 1972, Biệt Cách Dù tung quân “Tái Chiếm” Đồi Đồng Long.

Trung Tá Huấn, con chim đầu đàn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực tiếp chỉ huy cuộc đột kich. Lực lượng tham chiến gồm có 2 Đại Đội và 4 toán Trinh sát, quân số tổng cộng 300 chiến binh Biệt Cách Dù, đánh thẳng vào Đồi Đồng Long. Tại nơi đây có cấp Tìểu Đoàn Bộ Binh yểm trợ cho các đơn vị của Trung Đoàn Phòng Không 271, và Tiểu Đoàn vũ khí nặng (Đại Bác không giật 57 và 75 Ly, súng cối 82 ly của địch, quân số ước tính khoảng 1200 cán binh Cộng Sản Bắc Việt.

Chiếu theo kế hoạch đột kích, Biệt Cách Dù chia ra làm 3 mũi tấn kích: Mũi tấn kích bên sườn Trái, do cánh quân của Đại Đội 2 xung kích, chỉ huy bởi Đại Úy Nguyễn Sơn (Đại Đội Trưởng); Mũi tấn kích bên sườn Phải, do cánh quân của Đại Đội 3 xunh kích, chỉ huy bởi Đại Úy Phạm Châu Tài (Đại Đội Trưởng), trung quân, tấn kích thẳng vào chính diện, do Trung Tá Phan văn Huấn chỉ huy tổng quát cùng với 4 toán Trinh Sát, tinh nhuệ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được chỉ huy bởi Trung Úy Lê Văn Lợi (Liên Toán Trưởng).

Các chiến sĩ gan lì Biệt Cách Dù âm thầm xuất phát từ mặt Bắc Thành Phố, và đến chân đồi Đồng Long sau 1/2 giờ cẩn thận di chuyển trong im lặng truyền tin, không một tiếng động, như đoàn Beo Gấm ban đêm đi tìm mồi, các cánh quân được điều động, dàn trận thành hàng ngang, từ từ tiến sát vào mục tiêu, rồi đồng loạt xung phong, khi trời vừa hừng sáng.

Tiếng hô xung phong vang dậy một góc trời. Các chiến binh Biệt Cách Dù làm thức tỉnh trên 1000 cán binh Cộng Sản đang còn say ngủ tại các ụ súng phòng không, các giao thông hào và hố cá nhân chiến đấu; nhưng không còn kịp nữa, chúng bị đột kích một cách vô cùng táo bạo, tiếp theo hằng loạt tiếng súng liên thanh nổ dòn như pháo Tết, tiếng nổ chát chúa của súng phóng lựu M.79 và lựu đạn, được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và có đủ thì giờ xoay trở. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện lính “rằn ri” Biệt Cách Dù tấn chiếm.

Cộng quân chủ quan khinh địch, sau gần ba tháng từ ngày chiếm cứ ngọn Đồi này, không nghĩ là lực lượng Việt Nam Cộng Hoà còn đủ khả năng tái chiếm.

Xác người, thân người nằm oằn oại rên la, vũ khí cá nhân cũng như cộng đồng, súng cao xạ phòng không của địch, chỏng gọng…bỏ ngổn ngang vung vãi dưới các ụ súng phòng không, trong các giao thông hào và hố cá nhân.

Chiến thuật đột kích, là phương pháp tấn công vô cùng táo bạo, dùng ít đánh nhiều, đánh nhanh đánh mạnh, với hoả lực được tập trung tối đa, bắn phủ đầu, bắn ngay vào mục tiêu đang xuất hiện trước mặt mình, được các chiến binh Biệt Cách Dù áp dụng trong thời điểm bất ngờ nhất, khiến cho địch không kịp trở tay và có thì giờ xoay trở.

Sau khi san bằng Đồi Đồng Long, Trung Tá Huấn nhận được truyền tin báo cáo của các Đại Đội, hai bên cánh Tả và Hữu …đã càn quét sạch “Mục Tiêu”, địch đã bị đánh tan, ngoại trừ các xác chết và thương binh địch còn nằm la liệt trên chiến địa, một số nhanh chân chạy vuột ngược lên phía đỉnh đồi, đã là mục tiêu rất tốt cho các chiến sĩ Biệt Cách Dù tác xạ (Như bắn BIA tại quân trường) một số khác tuôn chạy ra bìa rừng kế cận để thoát thân, thì làm mồi cho các trực thăng vỏ trang Cobra Hoa Kỳ bắn hạ. Và liền khi đó, Trưởng Toán Thám Sát Trung Úy Lê Văn Lợi, hãnh diện và hiên ngang cắm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà lên trên đỉnh đồi Đồng Long vào trưa ngày 13 tháng 06 năm 1972. Lá Quốc Kỳ thân yêu nền vàng ba sọc đỏ đang ngạo nghễ tung bay, phất phới trên đỉnh đồi Đồng Long, giữa nền trời xanh biếc của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, xóa đi áng mây mờ đang giăng phủ trên vùng chiến địa An Lộc. ( xem sơ đồ số 8)

BIỆT CÁCH DÙ TÁI CHIẾM ĐỒI ĐỒNG LONG
Đêm 12 rạng 13 tháng 06 năm 1972
( Sơ đồ số 8)

anloc_chuong5-8

Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được đổ quân vào An Lộc ngày 16 tháng 04, và ra khỏi An Lộc ngày 24 tháng 06 năm 1972, được bổ xung quân số và dưỡng quân 2 ngày; và được lệnh không vận tăng cường cho mặt trận Quảng Trị vào ngày 26 tháng 06 năm 1972 (3).

5. 2 KẾT QUẢ TỔN THẤT ĐÔI BÊN
( Riêng cho Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long)

ĐỊCH :

612 cán binh bị loại ra khỏi vòng chiến (600 chết, 12 bị bắt sống)
Mất: 520 AK.47, 18 súng lục K.54, 04 súng cối 82 ly, 2 đại bác không giật 57 ly và 2 đại bác không giật 75 ly; 4 súng phòng không 12 ly 7; 8 súng phóng hoả tiễn cầm tay SA .7

BẠN :

04 “Chết”,
14 bị thương.

5. 3 CÂU CHUYỆN DƯỚI CHÂN ĐỒi ĐỒNG LONG

Chiếm xong Đồi Đồng Long, Biệt Cách Dù tiếp tục lục soát chung quanh trận địa, và phát hiện một căn hầm ven rừng … Có tiếng động khả nghi bên trong. Tất cả các họng súng đen ngòm đều hướng vào miệng hầm chờ đợi, như con hổ rình mồi. Có tiếng hét từ nơi các chiến sĩ Biệt Cách Dù đứng cạnh miệng hầm: “chui ra ngay!!. đầu hàng ngay!!, nếu không tao tung lưu đạn vào, chết cả đám bây giờ…”

Có tiếng la từ xa:

– Khoan, khoan, dừng tay. Coi chừng bắn lầm vào dân!!!

Tiếng nói của Trung Tá Huấn chỉ thị từ xa vọng lại.

Tất cả khi nghe được lệnh của vị chỉ huy trưởng đều ngừng tay chờ đợi. Trung Tá Huấn bước lại gần miệng hầm và nói to: “Chúng tôi là lính Việt Nam Cộng Hoà, ai trốn trong hầm thì chui ra mau.” Câu nói được lập lại lần thứ hai, thì có tiếng khóc thút thít the thé bên trong hầm vọng ra. – Ra đi, chui ra mau đi, không sao đâu. Đó là những lời thúc dục của những chiến sĩ Biệt Cách Dù, đang chờ sẵn trên miệng hầm. Tiếng động bên trong rõ dần, những ánh mắt long lanh của những người chiến binh Biệt Cách Dù chùng xuống, khi thấy lần lần xuất hiện hai em bé gái khoảng 8 và 9 tuổi, đang bò lê lết tấm thân tiều tuỵ, áo quần rách nát, thân còn da bọc lấy xương, sau nhiều ngày đói khát, chậm rãi bò ra khỏi hầm. – Trời ơi!!! Ba má các em đâu? Sao lại như thế này? Còn ai trong đó không? Trung Tá Huấn hỏi. Hai em bé mặt mũi lem luốc, mắt mờ đẫm lệ, thân mình khô đét, như hai bộ xương còn biết cử động, chỉ biết lắc đầu, chứ không thốt lên được thành lời vì kiệt sức, sau những câu hỏi dịu dàng đầy tình thương của vị chỉ huy 81 Biệt Cách Dù. Trung Úy Lê Thanh Châu, bác sĩ quân y của Liên Đoàn, liền được gọi đến để cấp cứu, cho hai em uống ít nước và chích cho hai em hai mũi thuốc khỏe, lần lần hai em mới từ từ lấy lại sức và dần dần hai em mới thốt được ra tiếng, kể lại về hoàn cảnh của gia đình hai em như sau:

Em lớn tên Hà Thị Nở (9 tuổi), em nhỏ tên Hà Thị Loan ( 8 tuổi), cha là Trung Sĩ Nhất Hà Trung Hiến (Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long), không biết sống chết hay còn kẹt nơi đâu, để lại vợ và 3 con non dại (Nở, Loan và một em trai 4 tuổi). Mẹ của Nở và Loan cõng em trai 4 tuổi trên lưng, còn hai tay thì dìu hai đứa con gái chạy loạn dưới làn mưa pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt. Chạy từ khu nhà dân, ở chân đồi Đồng Long, giữa đường bị một quả pháo nổ ngay sau lưng bà mẹ, và đã gây thảm cảnh cho gia đình Trung Sĩ Hiến, vợ cùng đứa con trai phía sau lưng, đang ôm chặt lấy cổ của mẹ mình, đều bị thương nặng vì trúng mảnh đạn pháo. Bà mẹ ngã vật xuống bên lề đường, rên rỉ một hồi rồi tắt thở lìa đời, còn lại hai mái đầu xanh chỉ vừa tròn 8 và 9 tuổi đầu, kêu khóc tuyệt vọng bên xác mẹ hồi lâu, phải ngậm ngùi quẹt lau nước mắt, gỡ rời tay em trai vẫn còn quàng ngang qua cổ mẹ, mình mẩy đã đầm đề máu tươi, hai chị em thay phiên nhau cõng em trai mình, từ từ lê lết tìm gặp cái hang này, và chui vào đó tránh đạn pháo của quân Cộng Sản Bắc Việt.

Các em kể lại, không biết thảm cảnh cho gia đình các em, xảy ra ngày tháng nào, chỉ biết là ngày mà quân Cộng Sản tràn vào chiếm ấp, và tất cả dân đều bỏ chạy, cho đến hôm nay, dường như đã trên 60 ngày, không cơm không nước!!! Vậy thì các em làm sao sống được? Các em mô tả trong ngày đầu, đứa em trai tắt thở qua đời, thân xác sau hai ba ngày sình thối, mùi thối xông lên thật là khó ngửi, hai em phải thò đầu ra ngoài miệng hang để thở cầm hơi, chỉ dám ló ra ngoài miệng hang vào lúc ban đêm, khi nghe thấy tiếng bom đạn dịu dần, để bắt dế nhũi, và tất cả các sinh vật lớn nhỏ như trùng, bồ cào, châu chấu để đỡ bụng qua ngày, còn nước thì phải lần mò ra xa hơn, tìm thấy nơi các hố của bom và pháo, chị em cúi đầu gục xuống để mà húp vài ngụm nước, còn đầy hơi mùi thuốc súng, để uống. Ôi, chiến tranh, chiến tranh tàn khốc mà người Cộng Sản đã đem đến cho dân tộc Việt Nam mình như thế đó.

Hai em bé đó được các Chiến Sĩ Biệt Cách Dù cứu sống, và được chuyển về cho Tiểu Khu Bình Long chăm sóc tiếp… Cho đến khi An Lộc được giải toả, và rồi không còn được tin gì về hai em nữa…..

Cho mãi đến năm 1994, phóng viên điện ảnh Nguyễn Hữu Cầu ở San Jose điện thoại cho Đại Tá Huấn biết tin: Hai em Loan và Nở đã được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi, và đưa về Mỹ ngay từ năm 1974.

anloc_chuong5-5

5. 4 NHẬN ĐỊNH

  • Căn cứ vào kỹ thuật tác chiến, thành tich chiến đấu và kết quả đạt được, (Trong Trận Tái Chiếm Đồi Đồng Long),
  • Đọc câu chuyện “Hai tháng tử thủ An Lộc“ đoạn “Dưới chân đồi Đồng Long”, của Biệt Cách Dù Đỗ Đức Thịnh,
  • Và lời khen của Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Cố TrungTướng Nguyễn văn Minh,

Chúng ta có thể nhận định một cách khách quan, đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, quả thật là vô song, tuyệt diệu, về cả 3 phương diện: kỹ thuật tác chiến, tinh thần kỷ luật, tình nghĩa đồng bào, (rất được lòng Dân).

Chúng tôi nêu lên đây tóm lược lời khen của Vị Chỉ Huy Chiến Trường An Lộc, sau kết quả của trận đột kích Đồi Đồng Long vào năm 1972:

“ Biệt Cách Dù…Lấy ít đánh nhiều…Sát hại địch nhiều mà thương vong lại ít… Là một trong những đơn vị giúp HỒI SINH An Lộc”.

Tham dự nhiều trận đánh, trên một chiến trường “nặng độ” như thế, từ ngày đặt chân xuống An Lộc (ngày 16 tháng 04 năm 1972), đến ngày rời khỏi An Lộc (ngày 24 tháng 06 năm 1972). trong vòng 69 ngày đêm chiến đấu không ngừng nghỉ, và đã hứng chịu hằng trăm ngàn quả pháo của địch quân, mà chỉ có 69 chiến sĩ hy sinh tử trận.

Quả thật là một Đơn Vị “Biệt Kích” = Commando hiếm có trong các đơn vị Commando thiện chiến của Quân Lực các Quốc Gia trên Thế Giới.

(1) Ðặc san Biệt Cách Dù kỳ Đại Hội năm 1998, đề mục “ Chiến trường đi không hẹn”, đoạn “Đi theo đoàn quân ma” của Tác Giả Biệt Cách Dù Thiếu Tá Phạm Châu Tài.

(2) Nhật Ký Hành Quân của Quân Đoàn 3 về trận An Lộc năm 1972.

(3) Thư đề ngày 12 tháng 05 năm 2004 của Đại Tá Phan Văn Huấn, cựu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (1972).anloc_chuong5-6

anloc_chuong5-7

—-> Phần I-(chương 6-11)

This entry was posted in 2.Một thời để nhớ, Chiến Thắng An Lộc 1972 (Nhóm quân nhân QLVNCH), Người Lính VNCH. Bookmark the permalink.

1 Response to CHIẾN-THẮNG AN-LỘC 1972 : Phần I (Chương 1-5)

  1. dung minh truong says:

    toi co doc mot tai lieu ghi la tran chien an loc 81 ngay 81 chien si biet cach du tu tran vay tai lieu nao dung/?

    Like

Ý kiến - Trả lời