CHIẾN-THẮNG AN-LỘC 1972

anloc_newcover

Copyright @ 2007 by Anh Nguyen
ALL RIGHT RESERVED
ISBN: 978-0-9792842-0-5
ISBN: 0-9792842-0-1
Tất cả mọi trích dẫn hay trích đăng lại cần phải có sự chấp thuận của sọan giả trước.

Liên lạc:
Nguyễn Ngọc Ánh
7042 Thistle Hill Way
Austin, TX 78754
Điện thoại: (512) 278-1729
Điện thư: ngocanh586@yahoo.com

Hình bìa:
Nguyên gốc từ Gia Đình 81 Biệt Cách Dù

Danh sách Ban Biên Soạn

Những chiến hữu và thân hữu có tên dưới đây đều có chung một hoài bão, một ý chí, và một tâm niệm như nhau trong công cuộc hình thành Quyển Sử Liệu CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972.

– Chiến Hữu Nguyễn Ngọc Ánh, Chủ biên

– Chiến Hữu Lê Hoàng Ân, Tổng biên tập

Cố Vấn Đoàn

– Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB/VNCH.

– Trung Tá Nguyễn Kim Để K.16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Cựu Trưởng Phòng 3 Sư Đoàn TQLC/QL/VNCH.

– Bà Lê Thị Kim Liễu Đại Học Rice, Houston Texas.

Dù đã có nhiều cố gắng, chúng tôi nhận thức được là quyển sách này vẫn còn có những thiếu sót. Rất mong quý độc giả giúp chúng tôi thêm những chi tiết cần thiết để những lần tái bản sau này được hoàn hảo hơn. Xin đa tạ.

CẢM TẠ

Chúng tôi chân thành cảm tạ:

* Đại Tá Phan Văn Huấn, Lữ Đoàn Trưởng LĐ/81 Biệt Cách Dù đã cho phép trích đăng tất cả các tài liệu trong các Đặc San của Biệt Cách Dù, nhất là được phép sử dụng hình của Đặc san số 4 của Biệt Cách Dù để in hình bìa cho cuốn Sử liệu Chiến thắng An Lộc 1972.

* Quý bạn trẻ thuộc thế hệ thứ hai có tên dưới đây đã bỏ ra nhiều công sức và tâm trí, giúp đỡ về phần đánh máy, cung cấp những tài liệu viết bằng Anh ngữ và đặc biệt dùng hệ thống máy vi tính vẽ các bản đồ, thiết trí hình ảnh như: Phạm Vũ Văn, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Đỗ Sơn Lâm (Vincent), Lê Hoàng Đỗ Bảo, Lê Kiều Yến.

* Đặc biệt việc tu chỉnh và phát hành ấn bản lần thứ nhì, nhờ công sức và tâm trí của Cháu Lê Hoàng Đỗ Anh.

TRI ÂN

Ông Bà BÙI QUANG LÂM cư ngụ tại Tiểu Bang Arizona,có lòng hào hiệp tặng cho chi phí ấn loát ẤN BẢN LẦN NHÌ. Chiến Hữu Bùi Quang Lâm là một trong những Sĩ Quan trẻ trong Binh Chủng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

KÍNH GỬI

Quý Chiến Hữu các cấp trong
Đại Gia Đình QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Quý Đồng Hương trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia
Tỵ Nạn Cộng Sản đang sống tại Hải Ngoại.

KÍNH DÂNG

ĐẾN ANH LINH CÁC QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH
ĐÃ VÌ “AN LỘC” MÀ HY SINH CHO NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC SỐNG

Có điều chi cần tham khảo, xin Quý Vị vui lòng liên lạc với chúng tôi:

1.- Nguyễn Ngọc Ánh
7042 Thistle Hill Way
Austin, TX 78754
Điện thoại: (512)-278-1729
Điện thư:
ngocanh586@yahoo.com

2.- Lê Hoàng Ân
6700 Kilt Court
Austin, TX 78754-5797
Điện thoại: (512)-278-1614
Điện thư:
anhoangle@austin.rr.com

MỤC LỤC

Giới thiệu.

Đôi lời của Ban Biên Soạn nhân dịp tái bản lần 2

Tâm tình của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh

Huy hiệu các Đơn vị của Quân lực VNCH có tham chiến

PHẦN I

CHƯƠNG 1

  • Bối cảnh mùa hè đỏ lửa
  • Nguồn gốc địa lý Tỉnh Bình Long

CHƯƠNG 2

  • Mặt trận Lộc Ninh
  • Bình luận trận chiến Lộc Ninh
  • Câu chuyện sau trận Lộc Ninh

CHƯƠNG 3

  • Mặt trận Cầu Cần Lê
  • Địa hình- vị trí căn cứ hỏa lực Cầu Cần Lê.
  • Khởi màn trận đánh.
  • Nhận định- Bình luận về cuộc rút lui của Chiến đoàn 52(-)

CHƯƠNG 4

  • Mở màn trận chiến An Lộc
  • Cuộc điện đàm giữa Tướng Minh và Tướng Hưng.
  • Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc Gia.
  • Trận tấn công LẦN THỨ NHẤT
  • Trận tấn công LẦN THỨ NHÌ
  • Nhận định
  • Bình luận về trận tấn công lần thứ nhất và thứ nhì.
  • Câu chuyện sau trận đánh.

CHƯƠNG 5

  • Phản ứng của Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh VNCH
  • Phản ứng của Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3/ Quân khu 3.
  • Đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc
  • Trực thăng vận- Lữ đoàn 1 Dù tham chiến
  • Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù tham chiến.
  • Biệt Cách Dù tái chiếm Đồi Đồng Long
  • Câu chuyện dưới chân đồi Đồng Long.
  • Nhận định

CHƯƠNG 6

  • Trận tấn công LẦN THỨ BA.
  • Trận chiến Đồi Gió
  • Câu chuyện trận Đồi Gió
  • Không quân yểm trợ trong trận tấn công lần thứ 3

CHƯƠNG 7

  • Trận tấn công LẦN THỨ TƯ tại 4 mặt ĐÔNG- TÂY- NAM- BẮC
  • Trận quyết chiến khởi đầu
  • Bình luận.
  • Câu chuyện sau trận đánh

CHƯƠNG 8

  • Mặt trận dọc Quốc lộ 13.
  • Trận Snoul.
  • Trận Suối Tàu Ô
  • Thế nào là Chốt kiền
  • Nhận định và câu chuyện sau trận đánh

CHƯƠNG 9

  • Bộ Tư Lệnh QĐ3 thay đổi chiến thuật điều quân
  • Mặt trận phía Nam QL13 ( giai đoạn 2).
  • Hầm chốt Xa Cam.
  • Tướng Minh họp tham mưu tìm cách bứng chốt Xa Cam
  • Kế hoạch đổ quân Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù và đoàn quân bổ sung
  • Đoàn 28 đặc công CS- Chiến dịch Nguyễn Huệ.
  • Tổng kết thiệt hại đôi bên trong toàn trận chiến.
  • Nhận xét, tổng kết và bình luận.

CHƯƠNG 10
(những đơn vị chuyên môn thuộc các quân binh chủng Việt- Mỹ đã có công trong trận chiến An Lộc )

  • Các cố vấn Mỹ bên cạnh các đơn vị Quân lực VNCH
  • Các đơn vị thuộc Không lực Hoa Kỳ
  • Không quân Việt- Mỹ phối hợp tiếp tế thả dù cho chiến trường An Lộc.
  • Vấn đề Y Tế
  • Không lực Việt Nam Cộng Hòa.
  • Các đơn vị Thiết giáp- Pháo binh
  • Công binh chiến đấu- Toán Mật mã thuộc Nha KT/Bộ Tổng tham mưu, Tiểu đoàn 5 truyền tin, các lực lượng diện địa của Tiểu khu Bình Long – Báo chí.

CHƯƠNG 11
(TỔNG KẾT LUẬN )

  • Công trạng.
  • Kết cuộc và thể chế chính trị đôi bên
  • Danh sách những vị anh hùng có liên quan đến trận chiến An Lộc đã hy sinh vì Đại nghĩa Quốc gia Dân tộc hay qua đời vì bạo bệnh
  • Danh sách những vị anh hùng, chiến binh các cấp có tham dự trận chiến An Lộc hiện đang còn sống.
  • Lời hay ý đẹp.
  • Tang lễ của Cố Trung Tướng Nguyễn Văn Minh

PHẦN II:

  • So sánh trận Điện Biên Phủ và trận An Lộc – trận Verdun và trận An Lộc
  • So sánh trận Điện Biên Phủ và trận An Lộc. 206
  • So sánh trận Verdun và trận An Lộc

PHẦN III
(Các tác phẩm của những nhân chứng sống để minh chứng những dữ kiện được nêu ra ở phần I)

PHẦN IV

  • Báo chí giới thiệu và những thư, điện thư
    của các độc giả gửi đến Ban Biên Soạn sau ấn bản lần 1
  • Phúc đáp
  • Ký hiệu quân sự.
  • Tài liệu tham khảo
  • Lời giới thiệu của các văn nhân


GIỚI THIỆU

Suốt chiều dài cuộc chiến Quốc – Cộng của Việt Nam (1954-1975), đã diễn ra không biết bao nhiêu trận đánh lớn nhỏ. Nhưng những trận đánh vào mùa HÈ năm 1972, được báo chí đặt cho cái tên MÙA HÈ ĐỎ LỬA, mới thực là những trận đánh rung chuyển đất nước.

Trong những trận vào thời gian Mùa Hè năm 1972, trận An Lộc nổi tiếng nhất. Trận An Lộc được nhiều văn gia, ký giả tường thuật dưới nhiều hình thức, nhiều khía cạnh khác nhau. Tiếc rằng những bài ký sự, tường thuật, biên khảo đó, dù rất có giá trị, vẫn còn chưa thể được gọi là một bộ Sử đầy đủ, trung thực. Cho đến nay, trận An Lộc đã theo thời gian của 34 năm đi vào quá khứ. Những người chứng kiến, tham dự, lãnh đạo, chỉ huy, đã lần lượt ra đi như những vì sao ban mai biến mất. Trận chiến diễn ra như thế nào? Các vị Anh Hùng tại chiến trường An Lộc là ai? Những Chiến Sĩ can cường là ai? Hầu như giới trẻ Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngoại quốc khó khăn hình dung ra cuộc chiến, khó khăn tìm ra một Sử Liệu chính xác và đầy đủ.

Trong thời gian nghỉ hè năm 2006 tại Tiểu Bang Texas Hoa Kỳ, tôi được bạn hồi niên thiếu là Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, hiện định cư tại Austin Texas, cho đọc bản thảo tập Sử Liệu Chiến Thắng An Lộc 1972 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Đây là một bộ Sử được soạn thảo bởi chính những vị Tư Lệnh chiến trường, những vị thiết kế trận đánh, những vị chỉ huy các cánh quân, dưới nhiều không gian và thời gian khác nhau như: Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Đại Tá Phan Văn Huấn, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh, Thiếu Tá Ngô Xuân Vinh, Thiếu Tá Phạm Châu Tài, Thiếu Tá Nguyễn Sơn v..v…

Trong quá trình lịch sử Anh Hùng của Việt Nam từng có những Bộ Chiến Sử được viết sau trận đánh của chính người tham dự, nay vẫn còn lưu truyền:

Vào thời Đông A (Trần), ba cuộc bình Mông, các Anh Hùng đã họp nhau soạn bộ “Trùng Hưng Thực Lục”, sách còn vẽ hình các Anh Hùng để tuyên dương Huân Công (1257-1285).

Sau khi Vua Lê Thái Tổ quét sạch giặc Minh khỏi đất nước, Ngài đã ban chiếu chỉ thị soạn Bộ “Lam Sơn Thực Lục”, tường thuật cuộc Cách Mạng Áo Vải giành lại Độc Lập, nhất là thuật lại các trận đánh giữa Quân Dân Việt Nam và Quân Minh (1418-1428).

Bây giờ, sau 34 năm, Trận An Lộc được chép thành Sử, đầy đủ, trung thực, như một Bản Tuyên Dương các Chiến Sĩ đã nằm xuống trong trận đánh, đã ra đi sau trận đánh, và hiện vẫn còn tại thế. CHIẾN THẮNG AN LỘC 1972 xứng đáng là một tập Sử nối theo “Trùng Hưng Thực Lục“ cho chúng ta đọc, cho hậu thế đọc.

Austin, ngày 16 tháng 08 năm 2006
Trần Đại Sỹ


ĐÔI LỜI CỦA BAN BIÊN SOẠN NHÂN DỊP TÁI BẢN LẦN NHÌ

Kính thưa Quý Vị Độc Giả, Quý Chiến Hữu các cấp, Quý Vị Dân, Cán, Chính đã từng tham chiến hay có mặt tại Mặt Trận An Lộc năm 1972,

Chúng tôi một nhóm Quân Nhân thuộc đại gia đình Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có ý định và nguyện vọng ghi lại Sử Lược về Trận Chiến An Lộc để dùng làm Sử Liệu cho Bộ Quân Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đồng thời lưu truyền lại cho hậu thế, để họ hiểu rõ ràng về lý do tất yếu tại sao Ông Cha họ đã chiến đấu trong suốt mấy chục năm qua để bảo vệ Miền Nam Việt Nam, cũng như đã phải rời bỏ Quê Hương ra đi tìm Tự Do Dân Chủ.

Bước đầu, chúng tôi ước mong thực hiện, là ghi lại trang sử oanh liệt của “Trận Chiến Thắng An Lộc 1972”, đã làm rạng danh tinh thần chiến đấu oai hùng của Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long nói riêng, và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung. Họ đã vì Tự Do Dân Chủ chiến đấu một cách kiên cường, để tự vệ trước làn sóng ĐỎ xâm lược từ phương Bắc.

Kính thưa Quý Chiến Hữu,Quý Vị Dân, Cán, Chính,

Quý Vị là những nhân chứng sống, hiện nay dù tuổi đã cao, nhưng tinh thần yêu nước, yêu thương đồng đội, vẫn còn đang in sâu và khắc khoải trong ký ức của Quí Vị.

Như đã trình bày, sau khi hoàn tất công việc soạn thảo và ấn loát, chúng tôi sẽ gửi tặng lại cho Quý Vị đã đóng góp công lao trong công cuộc hình thành quyển sách này, cũng như những bằng hữu, những độc giả xa gần, những chiến hữu, và tất cả những Vị đã hằng quan tâm đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Tổ Quốc Việt Nam.

Đồng thời chúng tôi sẽ cố gắng phiên dịch sang Anh Ngữ (khi điều kiện cho phép), để phổ biến đến các Thư Viện và các Trường Đại Học, nơi có các con cháu người Việt chúng ta đang theo học, để họ tham khảo và nghiên cứu, để cho thế hệ thứ hai, thứ ba và những thế hệ kế tiếp “ĐỌC” và biết rõ giá trị về cuộc hy sinh lớn lao của hàng triệu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã chấp nhận hy sinh xương máu để bảo vệ dẫy đất Miền Nam Nước Việt trong suốt mấy chục năm dài chinh chiến, và chỉ vì một lý do ngoài ý muốn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã phải buông súng, để rồi phải bị tù đày, chết chóc, sống cuộc sống lưu vong, với cả gần một triệu người dân vô tội chết theo trên con đường đi tìm Tự Do Dân Chủ.

Đã đến lúc phải đưa tiếng nói trung thực của chúng ta vào những Thư Viện và những Trường Đại Học, từ lâu đã có nhiều sách vở nói về cuộc chiến Việt Nam, nhưng hầu hết là do những người Cộng Sản viết và phổ biến, cộng thêm những sách báo thiên tả, xuyên tạc Chính Nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà.

Chúng tôi muốn vinh danh những Chiến Sĩ các cấp thuộc các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cùng những Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long đã sát cánh bên nhau chiến đấu trong trận chiến thắng vĩ đại này, để cho những người còn đang sống được ngẩng mặt nhìn lên và hãnh diện mang tên người Lính và người Công Dân Việt Nam Cộng Hoà, cũng như những vong linh của những Vị Anh Hùng tử sĩ đã hy sinh vì đại nghĩa Quốc Gia Dân tộc sớm được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.

Trận chiến thắng An Lộc là trận chiến thắng để đời, không những cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà,mà còn làm rạng danh cho Quân Lực các nước đồng minh có tham chiến tại chiến trường Miền Nam được hãnh diện chung.

Cộng Sản Bắc Việt hãnh diện bao nhiêu về trận Điện Biên Phủ khi chúng chiến thắng Quân Đội Viễn Chinh Pháp, thì chúng bị nhục nhã gấp nhiều lần hơn khi chúng đại bại trước ý chí đề kháng của Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long trong trận An Lộc bấy nhiêu.

Đây là một trận đánh lẫy lừng, vang danh Thế Giới, mà hiện nay tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp của Quân Đội Hoa Kỳ (Fort Leavenworth) và một số Trường Đại Học Quân Sự của các nước Tự Do trên Thế Giới ghi chép vào chương trình giảng huấn, để cho các học viên nghiên cứu học hỏi.

Hãy tiếp tục và cùng chúng tôi nói lên tiếng nói chính đáng của những Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ngày càng thêm sáng tỏ qua những trang Sử Liệu kế tiếp.

Ý thức được tầm vóc lớn lao của vấn đề, và khả năng vô cùng hạn hẹp của chúng tôi hiện tại, chúng tôi kêu gọi Quý Vị Độc Giả xa gần, quý vi mạnh thường quân, với tấm lòng “Hào Hiệp“ sẵn có, hãy trợ giúp chúng tôi một tay để đạt đến nguyện vọng và mục đích kể trên.

Sau ấn bản và phát hành lần đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2007, chúng tôi thành thật cảm tạ Quý Chiến Hữu các cấp, Quý Độc Giả xa gần về những lời khuyến khích, những ý kiến xác thực, những thư từ, những điện thư đầy tình nghĩa xây dựng hầu gíúp cho Ấn Bản LẦN THỨ NHÌ bớt đi phần kém khuyết, “được tu chỉnh lại từ đầu”

Để phù hợp với nhu cầu thực tại, nơi Ấn Bản “Lần Thứ Nhì”, chúng tôi TÁI TỔ CHỨC LẠI BAN BIÊN SOẠN. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ và tri ân các Quý Vị Thành Viên trong “Ban Biên Sọan và Hiệu Đính” cũ, đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm trí cho Ấn Bản đầu tiên. Một lần nữa xin thành thật cảm tạ Ông Bà Nguyễn Quỳnh đã tài trợ cho ngân khoản ấn loát khởi đầu.

Đặc biệt, trong giai đoạn sơ khởi hình thành ” bản tu chỉnh”cho Ấn Bản lần Nhì, nhờ có sự khuyến khích tinh thần và tài trợ ngân khoản cho việc phát hành các “CD” và ấn loát các “bản thảo” sơ khởi, từ Quí Vị : Chú Cô, Ông Nguyễn Văn Thanh (ChaThiêng Liêng ), hiện cư ngụ tại Santa Anna California; Thầy Cô Nguyễn Văn Liêm, hiện cư ngụ tại Austin Texas; Cậu Mợ Phạm Văn Đức, hiện cư ngụ tại Compland Texas.

Quyển sách này cũng để kính dâng lên cho những Anh Linh của tất cả các cấp Quân Dân Cán Chinh Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh, đã anh dũng hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, và vì lý tưởng Tự Do Dân Chủ, trong trận chiến Bình Long An Lộc năm 1972.

Đại Diện Ban Biên Soạn
Nguyễn Ngọc Ánh


TÂM TÌNH CỦA CỐ TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MINH
Cựu Tư Lệnh Quân Ðoàn 3/Quân Khu III

p1Tôi sống ẩn dật trên đất Mỹ đã trên 29 năm, tuổi đời đã gần 80, bỗng nhiên vào khoảng tháng 08 năm 2003 nhận được bức tâm thư của nhóm Anh Em Quân Nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện cư ngụ tại Tiểu Bang Texas gửi cho tôi để hỏi ý kiến về việc thực hiện cuốn sách “Trận Chiến Thắng An Lộc năm 1972”.

Đọc xong bức Tâm Thư, lòng tôi rất bồi hồi, tưởng nhớ lại những chuyện xảy ra xa xưa trong cuộc đời Binh Nghiệp của mình, nhất là Trận An Lộc, tinh thần và ký ức phấn chấn trở lại sau bao nhiêu năm tháng, ngỡ như mọi sự việc đã được vùi sâu tận cõi lòng của một con người đã sống lưu vong, tha hương từ lâu nay rồi.

Đọc nội dung bức Tâm Thư, cá nhân tôi rất cảm kích tinh thần bất vụ lợi, mang đầy ý nghĩa cao cả, hy sinh cho đại cuộc của nhóm Anh Em Quân Nhân tại Texas, với hoài bão là làm sáng tỏ Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, nhất là cuộc chiến đấu kiên trì và oai hùng của tất cả Quân Dân Cán Chính Tỉnh Bình Long vào năm 1972, để lưu truyền lại cho các Thế Hệ con cháu mai sau.

Từ đó tôi vội moi trí nhớ, lục lại được một số giấy tờ và sách báo của những thông tin Việt, Pháp từ năm 1972 đã viết và khen ngợi những đơn vị thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tham dự trong trận chiến An Lộc, đã kiên trì và anh dũng đánh bại 4 Sư Đoàn quân Cộng Sản phương Bắc vào năm 1972 mà tôi còn lưu trữ, và liền gửi những tài liệu có liên quan đến Trận An Lộc cho người đại diện theo địa chỉ ghi trong Bức Tâm Thư, kèm theo đôi dòng ca ngợi và khuyến khích.

Tôi thành thật cám ơn tất cả các anh em đã hỏi ý kiến của tôi, và cầu chúc các Anh Em trong nhóm chủ trương biên tập vượt qua mọi trở ngại khó khăn, để đạt đến mục tiêu cuối cùng, đúng theo như ý nghĩa của Bức Tâm Thư, và mong rằng có nhiều Quân Nhân cũng như các Công Dân Việt Nam Cộng Hoà khác, những ai đã từng chiến đấu hay chứng kiến suốt 93 ngày đêm trong nội ngoại vi Tỉnh Bình Long, nên nhiệt tình hưởng ứng lời kêu gọi đầy ý nghĩa chính đáng này của nhóm Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Tiểu Bang Texas.

Chúc Anh Em Thành Công Trọn Vẹn.

N.Y Ngày 25 Tháng 8 Năm 2003
Trung Tướng Nguyên Văn Minh
Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III


HUY HIỆU CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỆT NAM CỘNG HÒA
CÓ THAM CHIẾN
VÀ YỂM TRỢ CHO CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC 1972


BỘ TỔNG THAM MƯU


QUÂN ĐOÀN 3


QUÂN ĐOÀN 4


SƯ ĐOÀN 5BB


SƯ ĐOÀN 9BB


SƯ ĐOÀN 18BB


SƯ ĐOÀN 21BB


BIỆT ĐỘNG QUÂN


SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ


BIỆT KÍCH DÙ


KHÔNG QUÂN


THIẾT GIÁP


PHÁO BINH


QUÂN Y


TRUYỀN TIN


QUÂN NHU


QUÂN CỤ


CÔNG BINH CĐ


TÔNG CỤC CTCT


QUÂN CẢNH


ĐIẠ PHƯƠNG QUÂN


CẢNH SÁT QG

—->Phần I (Chương 1-5)

This entry was posted in 2.Một thời để nhớ, Chiến Thắng An Lộc 1972 (Nhóm quân nhân QLVNCH), Người Lính VNCH. Bookmark the permalink.

4 Responses to CHIẾN-THẮNG AN-LỘC 1972

  1. Thai Pham says:

    Việt cộng đã điên đầu, tức tối và kinh hãi khi đối diện 3 vấn đề mà chúng không dám nghĩ tới:
    1- Sự chiến đấu với tinh thần quyết liệt của quân dân miền Nam với việt cộng.Dân miền Nam đứng hẳn về chiến tuyến với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tay, giúp đỡ, chạy về phía người lính QLVNCH, rời bỏ những khu vực vc chiếm đóng.
    2- Khả năng chiến đấu hữu hiệu với ý chí can trường, anh dũng của mọi người lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ Nhân Dân Tự Vệ, Xây Dựng Nông Thôn, Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, Bộ Binh chủ lực cho tới các đơn vị Tổng Trừ Bị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù, Lôi Hổ Xung Kíck, khả năng & kỹ thuật tác chiến quân ta đã vượt quá xa khi được trang bị đầy đủ với những vũ khí có hỏa lực mạnh ngang hàng với AK, B40, 41 của việt cộng. Cái yếu kém của Carbin, Garand, Thompson, Bazoka của tết Mậu Thân 68 đã qua rồi, nhưng QLVNCH với M16, M79, M60 và XM72 đã chứng minh sức chiến đấu, khả năng và kỹ thuật tác chiến vượt qua mặt vc, và dĩ nhiên vc phải chấp nhận thảm bại.
    3- Khả năng tái lập và hoạt động hữu hiệu của không lực Mỹ, nhất không quân chiến lược B52 và các phi vụ yểm trợ chiến thuật tiếp cận quân bạn của các phi cơ trên hạm đội 7 Thái Bình Dương, đó là những cố gắng phi thường để đạt được thành quả là sự yểm trợ hữu hiệu cho quân dân VNCH trong mùa hè 1972. Sở dĩ gọi là cố gắng phi thường và chỉ có hệ thống tiếp liệu dồi dào to lớn, hiệu năng của quân đội Mỹ mới đủ khả năng mà thôi, vì như chúng ta biết, quân Mỹ có hơn 500 ngàn quân tại Vn lúc trước, nhưng chỉ có 1/3 là quân chiến đấu, còn 2/3 là lính chuyên môn lo đủ mọi thứ vì quân đội Mỹ là quân đội cơ giới hóa. Sư đoàn 1 không kỵ Mỹ là đơn vị duy nhất trên thế giới vì sự tốn kém của nó mà không quốc gia nào dám thành lập cả. Chính vì thế, trong những ngày đầu việt cộng tổng tấn công QLVNCH, không lực Mỹ chỉ còn cố vấn và 1 ít phi cơ vận tải và quan sát tại VN mà thôi, do đó họ không thể yểm trợ được, mọi không yểm đều đè nặng lên đôi cánh không quân Việt Nam cả. Cũng may, vc tấn công không cùng lúc, chúng đánh Quảng Trị trước vào tháng 3, sau đó đầu tháng 4 chúng đánh An Lộc, kế tiếp mới tới Kom tum.

    Like

  2. Thai Pham says:

    Dân Miền Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đổ ra bao nhiêu xương máu để bảo vệ miền Nam thân yêu trong 21 năm chiến đấu, từ những ngày bọn vc khủng bố cắt đầu, mổ bụng viên chức xã ấp những năm 1958-1960 ở vùng quên hẻo lánh, cho đến lúc bọn tập kết trở về kéo theo chính qui Bắc Việt với những cây đại bác 130 ly, hỏa tiễn, Ak, B40 và tăng T54 đánh vận động chiến cấp sư đoàn, quân đoàn, điều mà chúng hoàn toàn né tránh với quân Mỹ ở gia đoạn 1965-1971, dù trong tết Mậu Thân 1968 chúng vây 6 ngàn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, cấp số của 1 lữ đoàn, tại Khe Sanh, Quảng Trị, với 2 sư đoàn và thêm 2 sư đoàn khác làm trừ bị bên Lào, nhưng chúng không dám đánh với quân số lớn cho mỗi cánh quân vào các cứ điểm cao độ, cao lắm cũng chỉ là 1 hay 2 tiểu đoàn vào các cao điểm 861, 862 mà thôi, lý do chúng không dám tập trung quân đông vì sợ B52, pháo binh, hỏa lực yểm trợ dữ dội của Mỹ.
    Thời điểm 1972, lính Mỹ đã rút về gần hết, chỉ còn lính chuyên môn và cố vấn, những phi vụ B52 chiến lược cũng được Mỹ đơn phương hủy bỏ dù vc không đòi, mà cũng chẳng biết vc đi đêm với tên phù thủy điếm đàng, ma cô, xảo trá Kissinger thế nào, nhưng cả 3 nơi: Quảng Trị, Kom Tum, An Lộc chúng tập trung quân và đánh với cấp Quân đoàn + 4, 5 sư đoàn trở lên những mong tràn ngập dễ dàng gây tiếng vang đạt thắng lợi về chính trị, nhất là An Lộc mà chúng cho là mặt trận quyết định như Điện Biên Phủ, và An Lộc sẽ là thủ đô của mặt trận giải phóng, bước đầu để tiến chiếm toàn miền Nam.

    Like

  3. Thai Pham says:

    Người Việt Quốc Gia thì dù Nam hay Bắc, khi tham gia kháng chiến đánh Pháp thì dứt khoát muốn đánh đuổi quân tham tàn thực dân ra khỏi bờ cõi, dành độc lập tự do cho dân tộc, năm 1954 khi Pháp thảm bại rút chạy thì họ trở về, ai nhanh chân thì vào Nam hay về thành bỏ lũ cộng sản hôi tanh, ai chậm chân đành ngậm ngùi như Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi. Đánh đuổi Pháp thành công là do xương máu của toàn dân, của mọi đảng phái chứ không riêng của cộng sản như chúng rêu rao nhận bậy, hay như sau này trong cuộc chiến quốc –cộng 54-75, thì danh xưng việt cộng là của mọi tên cộng sản từ Nam ra Bắc, không phân biệt là tên du kíck U Minh hay chính qui Bắc Việt.

    Like

  4. Thai Pham says:

    Giới quân sự Tây phương khi nói tới chiến tranh Việt Nam họ chia làm 2: 1946-1954 và 1954-1975 là chiến tranh Đông Dương 1&2, sở dĩ nói Đông Dương vì có liên quan tới cả Miên và Lào nữa.
    Cộng sản VN thì chia làm 2 là: 9 năm kháng chiến đánh Pháp và kháng chiến chống Mỹ, và lập lòe cướp công của toàn dân đánh đuổi thực dân pháp, cũng như bịp bợm cho cái lý tưởng chống Mỹ-Ngụy Sài Gòn cứu nước để đưa cả triệu người dân miền Nam- Bắc vào lò sát sinh, để bây giờ sau hơn 40 chiếm miền Nam, làm chủ toàn Nam-Bắc đẩy dân chúng vào cảnh làm tôi mọi, đĩ điến cho toàn thế giới, Chúng mở miệng láo là cứu nước nay mới hay qua lời lê duẩn là: “…ta đánh là đánh cho liên sô, trung quốc….” trong khi chúng một mực gọi quân dân Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa là tay sai đế quốc.

    Like

Ý kiến - Trả lời