Các rạp hát của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975 (2)

III-Khu vực Bàn Cờ

37- Rạp Đại Đồng (Sài Gòn) – 130 đường Cao Thắng, quận 3

Rạp Đại Đồng (Sài Gòn) tương đối nhỏ, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.

Một chút lịch sử về rạp hát Đại Đồng dựa theo tài liệu sổ 12 :

« « Ông Nguyễn Thiên, sinh năm 1915 tại Hà Nội, sau khi lấy vợ là bà Đỗ Thị Sâm, cùng nhau kinh doanh giày dép. Hồi đó vào năm 1940, Hà Nội chưa hề có rạp hát, sẵn có chút máu văn nghệ, thế là cả hai ông bà chuyển qua nghề kinh doanh chiếu bóng mà công việc đầu tiên là phải xây rạp. Cùng lúc ấy, hai rạp hát cải lương đầu tiên ra đời là Thiên Xuân hý viện ở phố Bóp Kèn- Hà Đông và ở phố Ngã Tư Sở Hà Nội.

Năm 1951, ông chuyển qua xây dựng rạp chiếu bóng và quyết định lấy tên là chung là Đại Đồng. Sau đó liên tiếp cứ một, hai năm, ông lại cho xây dựng các rạp Đại Đồng ở phố Ngọc Hà- Hà Nội (năm 1952) và Đại Đồng- Hà Nội ở phố Hàng Cót (năm 1953). Ông tiếp tục làm dự án lớn, sẽ xây dựng ở mỗi tỉnh thành đều có một rạp Đại Đồng, với ý nghĩa đây là việc làm lớn, mang tính chất xã hội như một thế giới cộng đồng cho người dân đến giải trí.

Năm 1954, gia đình ông Nguyễn Thiên quyết định rời bỏ nơi cho nhau cắt rún và di cư vào Sài Gòn để ty nạn cs Hà Nội, toàn bộ 4 rạp hát và chiếu bóng đã bị bọn ngụy quyền cs hà nội cướp sạch.

Sau khi vào Sài Gòn một năm, ông vẫn đam mê nuôi ý tưởng kinh doanh rạp chiếu bóng và cho tới cuối năm 1955, rạp Đại Đồng Sài Gòn trên đường Cao Thắng (quận 3) được khai trương.

Nhờ ăn nên làm ra phát đạt, ông đã xây một hay hai rạp hát mới gần như mỗi 2 năm trong vòng liên tiếp 11 năm sau, tổng công 8 rạp hát mới toanh. Một kỷ lục rất đáng phục :

  • Năm 1957, ông cho xây tiếp rạp Đại Đồng Gia Định ở đường Nguyễn Văn Học cùng một hồ bơi mang cùng tên Đại Đồng và khu giải trí với hơn 4000m2. Trong thời gian này, không biết có phải là do tên Đại Đồng hay không mà cảnh sát quốc gia đã để ý đến ông và đã làm một cuộc điều tra?
  • Sau một năm bị nghi ngờ, đến năm 1959, ông nhanh chóng xây thêm một rạp ở Gò Vấp và quyết định từ đây đổi tên khác là rạp Đông Nhì trên đường Lê Quang Định- Gia Định.
  • Năm 1962, ông cho xây tiếp rạp Hùng Vương có cư xá kế liền với diện tích hơn 3000m2.
  • Năm 1964, ông xây thêm rạp Quốc Thái, trên đường đường Trần Quốc Toản, quận 11.
  • Năm 1966 mở rộng thêm địa bàn, ông cho xây tiếp rạp Duy Tân, trên đường Duy Tân- Vũng Tàu.
  • Năm 1967, xây tiếp rạp Thành Thái ở Bà Rịa.
  • Cùng trong năm 1968, ông cho xây hai rạp Thăng Long ở đường Cống Quỳnh Sài Gòn và rạp Bình Minh ở tỉnh Bình Dương.

Mô hình mỗi rạp được thiết kế gồm một chung cư hai hoặc ba tầng, có nhiều phòng ở cho con cháu sau này. Chỉ có một rạp chiếu gồm 1500 ghế với diện tích từ 1000 đến 2000m2. Trong thời gian này ở Sài Gòn xuất hiện vài chủ tư nhân, tham gia xây dựng và kinh đoanh rạp hát. Nhưng không may, ông qua đời trong năm 1968. Trước đó, ông đã kịp phân chia tài sản sự nghiệp cho các con để tiếp tục hành nghề kinh doanh chiếu bóng của gia đình.

Mười ngày sau 30/ 4/1975, sau khi đã cưỡng chiếm được miền Nam, bọn ngụy quyền cs Việt Nam bắt buộc từ chủ rạp đến nhân viên tất cả các rạp hát đều phải đi học lớp cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại rạp hát Vĩnh Lợi- Sài Gòn. Sau khi học, bọn ngụy quyền cs bắt buộc các chủ rạp phải làm giấy cam kết hợp doanh với ‘Nhà nước cs’’, không được làm tư nhân. Mỗi chủ rạp hát đều được ‘‘Nhà nước cs’’ giao quyền cùng quản lý rạp với một chức danh phó rạp (Chữ nghĩa lục cục bòn hòn của các đỉnh cao trí tuệ ngửi không nổi). Riêng có chủ rạp Quốc tế và Thủ đô, hai rạp lớn đã không ký giấy phải đi học tập cải tạo một thời gian.

Sau hơn 5 năm hợp tác với ‘‘Nhà nước cs’’, do tình hình phim chiếu quá ít, nên lượng khách mỗi ngày đến rạp ngày càng giảm. Các anh em gia đình con ông Thiên, trừ người con tên T., đều lìa bỏ xứ để đi ty nạn cs Việt Nam ở nước ngoài. Bon ngụy quyền cs Việt Nam đã ra tay ăn cướp tất cả rạp hát và những tài sản khác của ông Thiên dưới chiêu bài lưu manh đếu cán : nhân dân hân hoan tự nguyện dâng hiến tài sản cho ‘‘Nhà nước’’. Có lẽ, trong cùng thời điểm này, bọn ngụy quyền cs vn cũng đã ăn cướp rạp hát Nguyễn Văn Hảo và các dãy nhà phố của ông Nguyễn Văn Hảo (Chi tiết được trình bày ở chương mục rạp hát Nguyễn Văn Hảo). Trường hợp của ông Thiên rất là hiếm hoi trong số những nạn nhân của bọn cs. Bởi vì, trong vòng 21 năm, chúng đã ăn cướp rạp hát và tài sản khác ở Sài Gòn, Vũng Tàu và Đồng Nai của ông đến hai lần: Lần thứ nhứt vào năm 1954, chúng tịch thu của ông 4 rạp hát ở miền Bắc, lần thứ nhì 1975, chúng tịch thu 10 rạp hát (nhiều nhất so với các hãng khác ở Sài Gòn) mà ông đã gây dựng lại ở miền Nam, tổng công 14 rạp tẩt cả.

Sau này nhiều rạp do ‘‘Nhà nước cs’’ quản trị không được xử dụng để chiếu phim, mỗi lần anh em ông T. nhìn thấy rạp hát của cha ông xây lên, họ đã hình dung lại hình ảnh những núm ruột của gia đình (Tiếng Việt có câu tục ngữ: Đồng tiền liền khúc ruột), làm khơi lại những đau khổ dằn vặt trong lòng. Hiện thời, ngoài hai vợ chồng ông, thì cả 9 người con cùng gia đình riêng đều ở tại rạp- nhà của họ đấy, nhưng chẳng thể làm giấy chủ quyền riêng. Ông T. tiếp tục làm việc cho ‘‘Nhà nước cs’’ tới năm 2002 thì nghỉ hưu. » »

Rạp Đại Đồng trước năm 1975

Sau 1975, rạp Đại Đồng trở thành nhà hát Đại Đồng, sân khấu địên ảnh.

38 – Rạp Long Vân – 643 đường Phan Thanh Giản, quận 3

Quẹo qua đường Phan Thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp tương đối mới so với những rạp khác đã có từ đời Pháp thuộc. Khai trương vào khoảng năm 1962. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân măn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng.

Rạp Long Vân trước năm 1975

Sau năm 1975, rạp Long Vân trở thành nhà văn hoá sinh viên.

39- Rạp Nam Quang – 147 đường Lê Văn Duyệt, quận 3

Nếu đi về hướng Trần Quí Cáp sẽ gặp rạp Nam Quang nằm ngay góc với đường Lê Văn Duyệt, chéo góc với chợ Đũi. Rạp thuộc loại bình dân.

Rạp Nam Quang trước năm 1975

Rạp Nam Quang sau năm 1975

40-Rạp Olympic – 97 đường Hồng Thập Tự, quận 3.

Trên đường Hồng Thập Tự, giữa đường Lê Văn Duyệt và ngả ba Bùi Chu, có rạp chiếu bóng lớn tên Olympic, thường chiếu các phim ca nhạc với các tài tử Holywood nổi danh như: Gene Kelly, Frank Sinatra, Fred Aster, Ginger Roger, Esther William, và ban nhạc mambo với ông nhạc trưởng lúc nào cũng có chú chó Chihuahua trong túi áo.

Rạp Olympic ngày xưa

Rạp Olympic thập niên 60

Rạp Olympic trước năm 1975

Đến khoảng 1954 gánh hát Kim Chung của ông bầu Long di cư từ ngoài Bắc vào,độc quyền cả chục năm trời từ sau năm 1958 cho 5 đoàn hát của công ty luân phiên diễn với các vở diễn nổi tiếng một thời: Mạnh Lệ Quân, Lan và Ðiệp.

Rạp Olympic sau 1975 trở thành vũ trường rồi hiện nay là Trung tâm Văn Hóa thành phố.

41-Rạp Thanh Vân – 360A đường Lê Văn Duyệt, quận 3

Trên đường Lê Văn Duyệt ngoài hai rạp Kinh Đô và Nam Quang ở vùng Sài Gòn thì đi lên Tân Bình còn có rạp Thanh Vân.

Rạp Thanh Vân sau năm 1975

Sau 1975, rạp hát Thanh Vân vẫn còn hoạt động một thời gian, sau đó không hoạt động nữa và mặt tiền được cho thuê. Sau đó vài năm được Phước Sang đã thuê và mở lại thành rạp chiếu phim Thanh Vân như xưa. Nhưng rạp hát chỉ chiếu phim do chính Phước Sang sản xuất, hầu như chỉ thu hút khách vào dịp Tết Nguyên Đán, còn trong năm thì khá vắng.

Rạp Thanh Vân hiện nay là Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố.

42- Rạp Văn Lang (Rạp Minh Châu) – đường Trương Minh Ký, quận 3.

Rạp Minh Châu nằm trên đường Trương Minh Ký, gần nhà thờ Nam Vườn Xoài. Thập niên 60 rạp hát Minh Châu tên là Văn Lang, đóng cửa một thời gian dài, sau đó mở lại lấy tên mới là Minh Châu.

Hai bên rạp có nhiều xe bán đồ ăn nổi tiếng: Một bên có xe bánh cuốn rất ngon, bên kia có xe hủ tiếu bò viên của người Tàu, và có cả mì Tàu nữa, trên kiếng của xe này có vẽ hình Lữ Bố, Quan Công trong truyện Tam Quốc.

Sau năm 1975, các hàng ăn này đã trở thành tiệm bán gà chiên KFC. Hiện nay đã được giải tỏa để xây mới thành một khu hổn hợp.

43- Rạp Việt Long (Rạp Capitol- Rạp Văn Hoa Sài Gòn Rạp Thăng Long) – 19 đường Cao Thắng, quận 3.

Khu vực Bàn Cờ, đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long (còn gọi là rạp Capitol, sau trở thành rạp Văn Hoa Sài Gòn) tọa lạc ở ngay ngã ba với Trần Quý Cáp, cũng thuộc loại khá. Rạp từng chiếu phim The French Connection do diễn viên Michael Caine đóng. Năm 1964, rạp bị khủng bố cs đặt chất nổ. Năm 1970, đổi tên thành rạp Thăng Long.

Tồn tại đến ngày 16/03/2012 bị phát hỏa do bất cẩn của các thợ hàn trong quá trình sửa chữa rạp. Hiện nay đang có chương trình xây cất mới hoàn toàn.


IV-Khu vực Chợ Lớn

This entry was posted in 5.Tài-liệu - Biên-khảo, TM, TM: Các rạp hát của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975 and tagged , , , . Bookmark the permalink.

13 Responses to Các rạp hát của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975 (2)

  1. TM says:

    TM xin cám ơn Nghia Nguyen rất nhiều, đã bỏ thời giờ đọc bài của TM và đã gợi ý thêm một rạp hát Văn Cầm, Quận Hốc Môn, Gia Định. TM đã tìm kiếm chi tiết về rạp này, nhưng chưa có kết quả. Nếu Nghia Nguyen có biết chi tiết, địa điểm hay hình ảnh rạp này, xin gửi cho để bổ túc bài.
    TM rất vui mừng được biết Nghia Nguyen cũng có ý khuyến khích ghi lại những ký ức đời sống ngày xưa thời VNCH. Trong cùng ý tưởng đó, TM đã có viết vài bài về Chơ, Bệnh Viện, Trường học, Nghĩa trang trước 1975, đã được đăng trên Bảo Vệ Cờ Vàng. Xin giới thiệu cùng Nghia Nguyen .

    Like

  2. Nghia Nguyen says:

    Nếu có chi tiết thì xin ghi thêm Rạp Hát Văn Cầm, Quận Hốc Môn, Gia Định cùng một chủ với các Rạp Văn Cầm và Rạp Hát Cẩm Vân. Sau năm 75, Rạp Hát Văn Cầm, Quận Hốc Môn được ông Văn Cầm sửa chửa và hát lại cho đến cuối năm 75 cũng như tất cà rạp hát bị tịch thu vì phim ành dùng để giáo dục nhân dân và tư nhân không được phép quản lý. Chân thành cảm ơn đã ghi lại những lịch sử này để những người xem phim trước năm 75 nhớ lại những kỷ niệm xa xưa ấy. Thời niên thiếu không biết gìn giử và tranh đấu cho giá trị của tự do.

    Like

  3. TM says:

    Cám ơn ông Ân đã để thời giờ quí báu để viết cho TM và những đọc giả khác của mạng Bảo Vệ Cờ Vàng thêm một vài chi tiết rất hữu ích.
    Tuy nhiên TM xin ông chỉ thêm cho một vài điểm mà TM chưa rõ:
    Ông viết trường trung học đô thị trong khi đó một đọc giả khác viết trung Học Đô Thành. Vậy thì Đô Thị và Đô Thành là một ?
    Ông viết : trung học đô thị quận 6 (hiệu trưởng Võ Văn Bé) và trung học đô thị quận 8 (hiệu trưởng Uông Đại Bằng). Tuy nhiên theo những tài liệu TM tham khảo trên mạng và đã dùng để viết bài các trường trung học thì đây là Trung Học Cộng Đồng Quận 6 và Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 ?

    Like

    • Cảm ơn TM. Có lẽ tôi lầm: đúng ra là Trung hoc công đồng Quận 6, Quân 8. Tuy nhiên các Trung Học Đô Thị, Trung Học Cộng Đồng hay Trung Học Tổng Hợp là các thí điểm cho các định hướng mới cho chương trình học của các em học sinh trung học nhưng cho đến 30/4/1975 người ta chưa thấy gì khác biệt với các trường trung học truyền thống.

      Like

  4. TM says:

    Cám ơn ông Ân đã cho bạn đọc 1 mẩu chuyện dính liếu tới 2 rạp hát Quốc Tế & Casino Sàigòn sau 75.
    Nhân dịp này, được biết ông là cựu giáo sư nhiều trường trung học ở Sàigòn-Gia Định, tôi xin được phép hỏi ông chi tiết về trường dưới đây viết bởi 1 đọc giả trên mạng Bảo Vệ Cờ Vàng :
    Trường Trung Học Đô Thành Quận 6.
    Trường nằm phía sau và sát vách với trường trung học Mạc Đỉnh Chi.
    Đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trần Văn Sùng là hiệu trưởng
    Thành thật cảm ơn ông.
    TM tác giả bài các rạp hát & trường trung học

    Like

    • Trường trung học đô thị quận 6 là một trong các trường trung học đô thị được thành lập muộn màng trước ngày 30/4/1975 : nữ trung học đô thị Cô Giang, trung học đo thị quận 6 (hiệu trưởng Võ Văn Bé), trung học đô thị quận 7 (hiệu trưởng Võ Hồng Lạc), trung học đô thị quân 8 (hiệu trưởng Uông Đại Bằng). Tôi quen biết với hai anh Võ Văn Bé (đã mất) và anh Võ Hồng Lạc (hiện ở Mỹ), còn anh Uông Đại Bằng tôi chỉ nghe tên.
      Nếu tôi không lầm thì các trường trung học đô thị trực thuộc Sở Giáo Dục Đô Thành ?

      Like

  5. CÂU CHUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN HAI RẠP HÁT QUỐC TẾ VÀ CASINO SAIGON SAU 1975

    Năm 1984, sau chuyến vượt biên thất bại, gia đình tôi bị bắt và khi được thả ra tôi được một người quen gIới thiệu thuê nhà ông Mạnh trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 (quận 2 trước 75) đối diện rạp xi nê Quốc Tế (thanh Bình cũ) mở một quán nhậu dưới hình thức Cửa Hàng Ăn Uống Hợp Doanh Phường Phạm Ngũ Lão quận 1 (tôi từng mở quán nhậu Chim Sẻ có chút ít tiếng tăm ở quận 4 trước khi vượt biên). Ông Mạnh là một người miền Nam, dân Chợ Đũi, Sài Gòn, tâp kết ra Bắc (ông kể tôi nghe vì ham vui lúc 15 tuổi theo người ta làm chuyến viễn du hơn 20 năm), có vợ là một bà Bắc cao và to hơn ông gấp đôi. Ông là giám đốc hãng Nissan (lò giết mỗ heo quốc doanh) và là đại biểu hội đồng nhân dân thành phố. Kể ra, ông Mạnh bản chất cũng hiền lành nhưng bà vợ thì không hỗ danh một người phụ nữ đất Bắc, giọng nói to hơn loa phường. Ông Mạnh giúp tôi làm hợp đồng với hợp tác xã phường để mở .cửa hàng.ăn uống.
    Thời gian đó, anh giám đốc rạp Quốc Tế (tôi đã quên tên) cùng chú Hồng (tôi gọi bằng chú vì nhỏ tuổi hơn tôi), phó giấm đốc và ông bảo vệ già là những khách hàng thường trực của quán tôi. Anh giám đốc và chú Hồng là dân Củ Chi chắc trong chiến tranh là du kích ở đó. Anh giám đốc đó đã có vợ con nhưng lại cặp bồ với chị giám đốc rạp Vinh Quang (Casino Saigon cũ) và anh thường dẫn chị ta vào quán tôi ăn uống. Chị này tuy vẫn mặc quần đen, áo bà ba theo đúng truyền thống “nữ chiến sĩ cách mạng” nhưng đều bằng hàng đắt tiền, đeo nữ trang đầy đủ trên cổ, trên cổ tay và ngón tay, móng tay sơn đỏ choét và người lúc nào cũng toat mùi nước hoa. Mặt mày trông cũng khá tuy dáng người hơi kịch cợm (gốc nông dân mà!). Lần nào vào quán tôi, hai ông bà giám đốc ngồi “tâm sự’ hàng mấy tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng anh giám đốc rạp quốc Tế cũng có dẫn vợ anh ta đến quán tôi, chị này trông có vẻ hiền từ và có lẽ chỉ là dân thường chứ không phải là cán bộ như chị giám đốc rạp Quốc Tế.
    Nhờ quen với giám đốc các rạp lớn đó nên vợ chồng tôi đi xem phim ở hai rạp Quốc tế và Vinh Quang khỏi tốn tiền mua vé. Không biết giờ đây hai người đó có được “thăng quan, tiến chức” gì cao hơn hay là dã bị vắt chanh bỏ vỏ như hầu hết những cán bộ gốc miền Nam hiện nay.
    Riêng khu nhà ông Mạnh xưa kia là cư xá hỏa xa nằm trong khu vực ga xe lửa Sài Gòn, sau này đã bị giải toả để xây công viên 23/9. Gia đình ông ấy trôi dạt về đâu tôi cũng không rõ.

    Like

  6. Te Nguyen says:

    Theo tôi nhớ tuy không nhớ rõ năm nào, rạp Việt Long được sửa sang và đổi tên là Văn Hoa SG và Mini Văn Hoa cho tới ngày mất nước. Phim cuối cùng chiếu tại VH SG là phim ‘Gun Fight At The OK Corral’.

    Like

    • Vinh says:

      Neu tôi con nho ro thi rap Viet Long duoc sua sang và doi tên là Van Hoa SG vào cuoi nam 1969.Luc do tôi moi 8 tuoi nhung nho dai.Phim dau tiên chieu tai Van Hoa SG là phim cua Phap tên là Le Cerveau do tài tu noi tieng cua Phap là Jean-Paul Belmondo dong.Phim thu nhi là phim cowboy cua My hay Y,tôi kô nho ro.Den phim thu ba ve sau là phim Tàu vi là xom binh dân nên chieu phim Tàu khach dong nhieu hon.Da hon 50 nam nên tôi kô nho ro ràng rap Van Hoa SG khai truong chinh xac nam nào (1969-1970) nhung phim dau tiên là phim Le Cerveau dich tên tieng Viet là Tu Kiet Dong Hành.Tôi dam ca bao nhiêu cung duoc.

      Rap Van Hoa SG sua sang và doi tên là Capitol vào nam 1974.Tôi kô nho ro là chu Capitol co thêm chu e hay kô tuc là Capitole theo tieng Phap.Mini Capitol cung khai truong vào nam 1974 canh rap Capitol.Tôi thac mac vi kô biet Van Hoa SG và Van Hoa Dakao co cùng chu hay kô?

      Like

  7. TM says:

    Cảm ơn Ray đã bỏ thời giờ đọc hết bài các Rạp Hát của TM để thấy còn thiếu và bổ túc thêm 1 rạp hát.
    Ngoài ra còn điều chỉnh lại tên rạp Trung Hoa thành rạp Trung Hu?ng . Xin Ray cho lại tên rạp nầy.
    Nếu Ray có pictures của 2 rạp này xin cho thêm. Cảm ơn.
    TM

    Like

    • phuc minh nguyen says:

      Con xin chào Cô/Chú,
      Con tên là phuc nguyen. Con xin góp ý một chút thông tin về rạp hát Thủ Đô, chuyên hát cải lương. Người chủ rạp hát tên là Nguyễn Tấn Đức, xuất thân là nha sĩ du học bên Pháp về. Cùng thời với vợ chồng bác sĩ Lương Phán – Nguyễn Thị Lợi và ông Trần văn Khê.
      Ông Đức và bà Lợi là chị em ruột. Bà Lợi thứ tư. Ông nội con là thứ chín. Quê quán thuộc tổng Long Hưng, Trung Quận, Chợ Lớn. Ông Đức còn là chủ rạp Tân Việt trên đường Đồng Khánh.
      Rạp Thủ Đô (Eden Chợ Lớn) có trước rồi xây rạp Tân Việt sau này.
      Ông Đức còn là chủ chung cư Canberra (cho lính Úc thuên nên gọi là Canberra) và khách sạn Thủ Đô.
      Sau năm 1975, do không hợp tác với chính quyền Cộng sản nên bị tịch thu và đi cải tạo một thời gian. Sau đó nhờ quen biết nên được về. Đồng thời khoảng năm 1988-1990, gia đình có lo tiền và đòi lại được rạp hát Thủ Đô và khách sạn Thủ Đô, nhưng trên danh nghĩa là liên doanh với nhà nước, không được phép sang nhượng. Còn rạp Tân Việt và chung cư Canberra thì mất trắng, không đòi lại được.
      Con xin cám ơn Cô/Chú.

      Like

      • Lê Thy says:

        Chào cháu Phúc,

        Cô Lê Thy thay mặt tác giả cám ơn cháu đã cho biết thêm về những chi tiết quí giá của rạp Thủ Đô.

        Vì cháu đánh máy tiếng Việt không bỏ dấu nên cô đã mạn phép đánh máy lại cho người đọc dễ hiểu hơn.
        LT

        Like

  8. Ray says:

    Hinh nhu Ba.n da? quen Rap Da.i Quang Minh trong hem? duong Dong Khanh o Q5 gan Nha` hang Ngoc Lan Dinh` khu’c den` 5 ngo.n.

    Rap o gan Nha` Tho Cha Tam Phan Xi Co la` Rap Trung Hu*ng… ko phai Rap Trung Hoa.

    Like

Ý kiến - Trả lời

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s